Người có lượng đường huyết cao
Quả hồng có hàm lượng đường cao (10,8%). Việc ăn cả quả hồng cũng có thể làm tăng đường huyết. Do đó, người có lượng đường cao trong máu hoặc mắc bệnh tiểu đường nên kiêng hoặc hạn chế ăn loại quả này.
Người thừa cân, béo phì
Bạn nên cân nhắc kỹ trước khi ăn loại trái cây chứa nhiều đường như quả hồng, nhất là khi bạn đang trong quá trình giảm cân. Để tránh gây phản tác dụng và tăng cân trở lại, bạn có thể sử dụng các loại trái cây, rau củ khác để thay thế.
Người dị ứng với hồng
Nếu bị dị ứng với hồng, bạn nên tuyệt đối tránh ăn loại quả này cũng như các thực phẩm, món ăn chế biến từ hồng để tránh gây hại cho sức khỏe.
Người thường xuyên bị táo bón
Chất tannin (tannic axit) có trong quả hồng khi gặp và hợp chung với canxi, kẽm, magievà vài khoáng chất khác sẽ trở thành một hợp chất mà cơ thể không tiêu hóa được.
Các chất này không tan, lắng đọng thành các hạt nhỏ li ti dễ theo phân ra ngoài. Nếu bạn ăn nhiều hồng, thành phần lắng đọng sẽ tăng lên thành hạt to khó thoát ra ngoài, có khả năng kết thành tảng to làm tắc nghẽn tiêu hoá.
Để đảm bảo an toàn sức khỏe khi ăn hồng, mọi người cũng nên lưu ý những điều “đại kỵ” sau:
- Không ăn hồng sau khi ăn trứng vì dễ gây ngộ độc thực phẩm, viêm ruột cấp tính, có thể dẫn tới nôn mửa.
- Không ăn hồng khi ăn canh cua do chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại. Chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể gây buồn nôn, đau bụng, đi ngoài, nặng hơn thì có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm đối với sức khỏe.
- Không ăn hồng khi đói vì có thể gây ra sỏi thận do quả hồng chứa khá nhiều tanin và pectin.
- Không ăn hồng cùng khoai lang do khoai lang chứa nhiều tinh bột, sau khi ăn sẽ sản sinh ra một lượng lớn axit dạ dày. Nếu bạn ăn thêm vài quả hồng sau đó thì sẽ kết tủa, hình thành sỏi không hòa tan, vừa khó tiêu hóa, không dễ đào thải ra ngoài, dễ tạo thành sỏi trong dạ dày.
- Không ăn hồng cùng với sữa chua vì sẽ dễ dẫn đến việc hình thành sỏi dạ dày, ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa bình thường, làm xuất hiện các vấn đề khó tiêu. Tuy nhiên, việc này không quá lo ngại do còn phụ thuộc vào lượng hồng và thời gian bạn ăn, nếu được ăn một cách khoa học, việc kết hợp chúng sẽ không gây hại lớn cho sức khỏe.
- Không ăn hồng khi uống rượu do hồng tính hàn còn rượu tính nóng có độc. Các loại rượu khi vào dạ dày sẽ kích thích bài tiết đường ruột, còn tanin trong quả hồng đi vào dạ dày sẽ tạo thành một chất sền sệt, dính nhầy, dễ tạo thành cục máu đông, vừa khó tiêu hóa vừa không thải ra ngoài, lâu dần sẽ gây tắc ruột.
Đinh Kim(T/h)