Chọn cây cảnh có là tròn đầy
Theo quan niệm trong phong thủy, những cây cảnh có tán lá tròn đầy như cọ nhật, trường sinh, mai vạn phúc hay bang Singapore là biểu tượng cho sự sung túc, tài lộc viên mãn.
Bên cạnh đó, các cây có lá mọc xòe tỏa tròn như phát lộc, cỏ lan chi, phát tài búp sen… cũng là lựa chọn may mắn.
Chọn cây cảnh mọng nước dễ trồng
Các cây cảnh mọng nước, thân mập lá dày thường rất dễ trồng và có ý nghĩa tốt về mặt pong thủy. Những cây như sen đá, nha đam hay ngọc bích đều là biểu tượng của sự cát tường, may mắn và giàu có.
Tránh mua cây có gai nhọn, cành lá loằng ngoằng
Quan niệm phong thủy cho rằng cây cảnh có gai nhọn sẽ tạo dòng năng lượng độc hại, nếu đặt trong nhà thì có thể gây bệnh tật hoặc bất hạnh. Tuy nhiên, khi đặt bên ngoài nhà, loại cây này lại phát huy vai trò bảo vệ cực tốt.
Bạn cũng nên tránh cây cảnh có cành lá loằng ngoằng và um tùm vì chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, ngoài ra còn tăng âm khí gây mất cân bằng âm dương của căn nhà.
Tránh chọn cây rừng, cây dại
Theo quan niệm về mặt phong thủy, cây rừng và cây dại tích tụ những sinh khí u ám của núi rừng. Đặt những cây này trong nhà đồng nghĩa với việc rước điều xui xẻo vào nhà.
Bố trí cây cảnh ra sao cho hợp phong thủy?
Chú ý hướng, góc
Phong thủy cho rằng hành mộc của cây cối nằm ở hướng đông, là hướng đón nắng sớm nhẹ nhàng, cũng là hướng của sự sống. Bạn nên đặt cây cảnh ở hướng đông hoặc đông nam của căn nhà để giúp cây sinh trưởng tốt và hút nhiều tài lộc.
Hướng nam thuộc hành hỏa, không phù hợp để đặt cây cối nhưng những cây có năng lượng mạn như lưỡi hổ, thiết mộc lạn để ở đây lại chắn được điềm xui cho ngôi nhà. Lưu ý, không đặt cây ở hướng bắc và hướng tây vì cây sẽ chết, không tốt cho bạn.
Đối với các góc cạnh của ngôi nhà, chỗ lồi lõm hay cột nhà, bạn nên đặt vài chậu kiểng tán lá tròn giúp che bớt năng lượng tiêu cực, lan tỏa điềm lành khắp căn phòng.
Lưu ý tới vị trí
Cây cảnh không được chắn lối đi, đặc biệt là cửa chính vì sẽ cản trở được tài vận và may mắn trong cuộc sống. Bạn cũng không nên để cây dưới máy lạnh, gầm cầu thang hoặc tầng hầm. Đây đều là những nơi quá nhiều âm khí, ẩm ướt, dễ khiến cây cảnh bị chết hoặc tạo môi trường thuận lợi cho côn trùng trú ngụ.
Ngoài ra, cần bố trí cây xanh khác nhau ở các vị trí khác nhau của căn nhà. Phòng khách cần sự tươi mới, nên trồng những cây phong thủy hút tài lộc. Trong khi đó, phòng làm viêc nên đặt cây giúp giải tỏa căng thẳng, mang tới năng lượng tích cực.
Không nên đặt quá nhiều cây ở phòng ngủ, chú ý chọn các cây hương sắc dễ chịu an thần như hoa nhài, oải hương. Phòng tắm cần cây có tác dụng diệt khuẩn, khử mùi, lọc không khí tốt như cỏ lan chi, bạc hà, trầu bà. Phòng bếp trồng cây lọc mùi hôi, sức sống mạnh mẽ hoặc cây thảo mộc, rau củ ăn được.
Chú ý đến sự hài hòa về số lượng và màu sắc
Sự phối hợp hài hòa giữa màu sắc, hình dáng của cây, hoa và không gian phòng sẽ mang đến sự thoải mái, tăng thêm sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình.
Những loại cảnh và chậu cây có màu quá sặc sỡ chỉ thích hợp đặt ở cổng, ban công hoặc sân thượng, không nên mang vào nhà.
Ngoài ra, không nên trồng quá nhiều và quá dày cây cảnh vì sẽ hạn chế lượng ánh sáng mà cây được hấp thụ, dẫn đến giảm dương khí, tác động không tốt đến vận may của bạn.
Thêm nữa, đặt quá nhiều cây trong nhà, cây hô hấp vào ban đêm có thể thải ra khí cacbonic khiến không gian căn phòng trở nên ngột ngạt.
* Thông tin trong bài chỉ mang tính chất giải trí, tham khảo
Đinh Kim(T/h)