Ngũ gia bì
Lá của cây ngũ gia bì có khả năng hấp thụ liên tục nicotin và các khí độc hại khác trong không khí và chuyển hóa chúng thành một chất mà cây trồng cần.
Loại cây cảnh còn có thể hút khói dầu, khói thức ăn trong nhà bếp rất tốt, xua tan các mùi lạ, đem đến không gian trong lành và sạch sẽ cho phòng bếp của bạn.
Đặc biệt, ngũ gia bì cũng có tác dụng đuổi muỗi và côn trùng gây hại, giúp không gian trở nên sạch sẽ, không còn dấu vết các loài côn trùng.
Dương xỉ
Cây cảnh này được công nhận là “máy lọc không khí” trong nhà vì có khả năng siêu hấp thụ formaldehyde. Mỗi giờ, cây có khả năng hấp thụ khoảng 20 microgram formaldehyde.
Dương xỉ cũng có thể khử mùi khói và khí CO2 độc hại và cả mùi rác trong nhà bếp, nhờ đó không khí sẽ trở nên trong lành hơn, đồng thời tăng cường độ ẩm cho phòng.
Cây dương xỉ thích môi trường nửa râm và ẩm ướt, có khả năng sống rất mạnh nên bạn không cần quá lo lắng về việc chăm sóc cây.
Vạn niên thanh
Khả năng thanh lọc không khí của vạn niên thanh rất mạnh mẽ. Cây không chỉ loại bỏ được nicotin trong không khí mà còn có khả năng hấp phụ cực mạnh các khí độc hại như fomandehit. Bên cạnh đó, vạn niên thanh còn hút được các loại khí hỗn hợp khác như khí thải và khói dầu.
Đặc biệt, vạn niên thanh không cần nhiều ánh sáng, sinh trưởng tốt trong bóng râm nên thích hợp ở các góc trong nhà. Bạn có thể đặt cây ở bên bếp để tăng thêm màu xanh cho phòng bếp và thuận tiện cho việc chăm sóc.
Lưu ý, vạn niên thanh là cây có độc nên cần phải để xa tầm tay trẻ em cũng như thú nuôi trong nhà.
Nha đam
Ngoài công dụng làm đẹp, trang trí nhà cửa, nha đam còn có khả năng hút khó dầu rất mạnh. Loại cay cảnh này có thể hấp thụ các loại khí độc có trong không khí như C2, C02, SO2…, được nhiều người trồng tại nhà và để gần bồn rửa bát.
Theo quan niệm trong phong thủy, đặt nha đam trong phòng bếp giúp thu hút tài lộc và may mắn cho gia đình. Cây nha đam không ưa ẩm ướt, chịu khô hạn nên không cần tưới nước nhiều.
Một số lưu ý khi chọn cây đặt trong phòng bếp:
- Chọn những cây có kích thước nhỏ, đặt cách xa bếp nấu, không làm vướng víu tay chân để tránh đổ vỡ. Lý do là vì việc nấu nướng thường liên quan đến gas, lửa, khói nên phòng bếp là nơi dễ bắt cháy nhất trong nhà, không thích hợp trồng những cây quá lớn hay rậm rạp.
- Nhiều phòng bếp được làm cửa sổ đón gió, đón nắng. Cách bài trí cây trong bếp sẽ ít nhiều phụ thuộc vào hướng cửa để có thể mang lại ý nghĩa phong thủy tốt nhất.
Cụ thể, hướng Đông đón nắng sớm, khá tốt cho ngôi nhà, nên trồng cây loại nhỏ, đủ ánh sáng để cây phát triển và không bị che mất ánh nắng cho căn phòng.
Hướng Tây đầy nắng trưa chiều mạnh và gắt, gây nóng và khó chịu, có thể bày trí các loại hoa như hoa Thủy Tiên, hoặc cây lớn tựa Bàng Singapore cản bớt nắng.
Hướng Nam cần đặt những cây chiêu lộc, giữ tài, giảm bớt xu hướng tiêu tiền, hoang phí tài sản của gia đình như cây trầu bà, phú quý.
Hướng Bắc nên chọn những cây có màu rực rỡ, ấm nóng để tăng sức sống cho căn phòng.
* Thông tin trong bài chỉ mang tính giải trí, tham khảo
Đinh Kim(T/h)