+Aa-
    Zalo

    4 bài toán tiểu học đơn giản vẫn khiến người lớn tranh cãi

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Những bài toán này đều là những dạng đề quen thuộc, ai cũng có thể dễ dàng tìm ra đáp số nhưng lại là nguyên nhân tạo nên nhiều cuộc tranh luận gay gắt.

    Những bài toán này đều là những dạng đề quen thuộc, ai cũng có thể dễ dàng tìm ra đáp số nhưng lại là nguyên nhân tạo nên nhiều cuộc tranh luận gay gắt.

    8x4 hay 4x8?

    Gần đây, một bài kiểm tra của học sinh do phụ huynh đăng tải trên mạng xã hội đã nhanh chóng tạo nên cuộc tranh luận sôi nổi đâu là đáp án đúng.

    4 bài toán tiểu học đơn giản vẫn khiến người lớn tranh cãi

    Bài toán đếm gà đơn giản nhưng khiến các chuyên gia vào cuộc để tìm ra đáp số.

    Đề bài như sau: “Nhà Lan có 4 chuồng gà, mỗi chuồng có 8 con gà. Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu con gà? Và đưa ra 4 phương án để học sinh lựa chọn: A. 4x8=32, B. 8x4=32, C. 4+8=12, D. 8:4=2. Nhìn qua, tất cả mọi người đều dễ dàng đưa ra đáp số cho câu hỏi này. Tuy nhiên, việc giáo viên đưa ra 2 phương án 4x8 và 8x4 để học sinh lựa chọn lại khiến phụ huynh này thắc mắc.

    Đặc biệt, trong bài làm giáo viên đã không chấm điểm khi học sinh này lựa chọn đáp án A (4x8=32) và đưa ra phép tính đúng phải là (8x4=32).

    Hầu hết người lớn khi xem đề bài này đều cho rằng 4x8 không khác 8x4 bởi cùng có chung kết quả là 32. Vì vậy, nhiều người tỏ ra bức xúc với cách ra đề và chấm bài của giáo viên này.

    Cuộc tranh luận này còn thu hút đông đảo chuyên gia vào cuộc. Tiến sĩ Vũ Thu Hương (giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng cần phân biệt cho học sinh hiểu đâu là đơn vị tính đâu là số lần được gấp lên.

    Với câu hỏi “Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu con gà?”, số gà là đơn vị tính, sẽ viết phép tính là 8x4 (tức là 8 con gà gấp lên 4 lần). Còn viết 4x8 (sẽ được hiểu là số chuồng là 4 gấp lên 8 lần). Dù kết quả cuối cùng của phép tính đều là 32 nhưng trong khi đề yêu cầu tính số gà, vì vậy viết 4x8 sẽ sai về mặt bản chất.

    Trên Vietnamnet, PGS.TS Đỗ Đình Hoan - chủ biên bộ sách toán dành cho bậc tiểu học hiện đang sử dụng trong các nhà trường - nhận xét: “Đây là bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn. Loại toán này chỉ có một lựa chọn đúng, còn 3 lựa chọn kia là 3 lựa chọn sai.

    Ở thời điểm ra đề kiểm tra này học sinh chưa học tính chất giao hoán của phép nhân. Học sinh đang làm quen dần với tính chất giao hoán bằng các ví dụ cụ thể. Vì vậy học sinh chưa hiểu 8x4 = 4x8 (trong chương trình hiện hành đến lớp 4 học sinh mới chính thức học tính chất giao hoán của phép nhân)”.

    Ông Hoan cho rằng khi giải bài toán trắc nghiệm nêu trên học sinh đã được học quy ước về viết tên đơn vị trong bài tính của bài toán nêu trên là 8x4=32 (con gà), không viết 4x8=32 (con gà) nên trong phần đáp án chưa nên nêu cách viết này.

    Nếu có học sinh nào viết 4x8=32 (con gà) thì giáo viên hướng dẫn học sinh viết theo quy ước và nên chọn hình thức thích hợp để động viên học sinh học tập. Nhưng tốt nhất giáo viên vẫn không đưa đáp án này vào lựa chọn.

    61 hay 70

    Tương tự, tháng 4/2013, một bài kiểm tra Toán lớp 1 giữa học kỳ II năm học 2012-2013 của học sinh tên V.B.N đã nhanh chóng nhận được sự chú ý của cộng đồng mạng.

    Cuộc tranh cãi xoay quanh câu 1D với đề bài yêu cầu tìm số lớn hơn 60 và nhỏ hơn 80. Theo các phương án trong bài đưa thì cả A (61) và B (70) đều đúng . Nhưng khi học sinh này chọn đáp án A (61) thì bị giáo viên chấm sai và sửa lại là B.

    4 bài toán tiểu học đơn giản vẫn khiến người lớn tranh cãi

    Đáp án 61 dù thỏa mãn hai điều kiện lớn hơn 60 và nhỏ hơn 80 nhưng vẫn không được chấm điểm.

    Việc ra đề kiểu đánh đố trong câu 1C là “số 49 gồm” (4 và 9, 40 và 9) cũng gây nhiều tranh cãi. Nhiều thành viên cho rằng theo cách hỏi này của giáo viên, nếu học sinh chọn đáp án 4 và 9 vẫn có cơ sở.

    Nhận xét về đề Toán này, Tiến sĩ Lê Thống Nhất phân tích: “Nếu đề chỉ nói điền vào chỗ trống như vậy thì sẽ có hai đáp án đúng là A và B”. Còn câu 1C nói “49 gồm” rất tối nghĩa. Bởi nếu hiểu là số 49 cấu tạo bởi chữ số nào thì đáp án A là chuẩn, không thể hiểu đúng như đáp án B.

    Việc sử dụng từ “gồm” trong câu hỏi này không có nghĩa là một tổng mà phải là các thành phần của số. Nếu muốn lấy đáp án B thì phải hỏi “49 là tổng của hai số nào?”. Như vậy nghĩa gần nhất của câu hỏi này phải là đáp án A (gồm số 4 và 9)”.

    Giáo viên hay học sinh đúng?

    Cuối năm 2013, một bài toán đố khá đơn giản “Hai bác thợ cưa một cây gỗ dài 7m thành những đoạn dài 1m. Cứ 12 phút thì cưa xong một đoạn. Hỏi cưa cả cây gỗ đó hết bao lâu?” đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của dân mạng.

    4 bài toán tiểu học đơn giản vẫn khiến người lớn tranh cãi

    Cách giải của học sinh được rất nhiều người lớn đồng tình dù không được giáo viên chấp nhận.

    Nguyên nhân nảy sinh cuộc tranh cãi này chính là do sự khác biệt giữa lời giải của học sinh (cưa cả cây gỗ đó hết số phút là 12x6=72 phút) và đáp án của giáo viên (cưa cả cây gỗ hết 12x7=84 phút).

    Nhiều thành viên cho rằng cách giải của học sinh là đúng bởi chỉ cần cưa 6 lần là xong. Tuy nhiên, một số người lại lập luận: “Ở đây là cái cây đang sống và cưa nó thành 7 đoạn nên đáp án của giáo viên là đúng”.

    Ngày thứ 3 hay cả 3 ngày?

    Không chỉ tranh cãi về đáp án mà cách ra đề của giáo viên cũng của một đề Toán lớp 4 cũng khiến người lớn đau đầu.

    Đề bài: “Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 4326 kg gạo, ngày thứ hai nếu bán thêm được 32 kg thì sẽ bán hơn ngày thứ nhất 100 kg, ngày thứ ba bán kém ngày thứ nhất thứ hai 178 kg gạo. Hỏi cả ngày cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo?”.

    4 bài toán tiểu học đơn giản vẫn khiến người lớn tranh cãi

    Sự mập mờ trong dữ liệu đề bài đã khiến cho bài toán đơn giản này trở nên phức tạp, đánh đố học sinh.

    Đây là dạng toán đơn giản, điển hình của các học sinh lớp 4 thường gặp. Tuy nhiên, cách đặt câu hỏi mập mờ, không rõ ràng trong đề bài này khiến học sinh khó suy luận.

    Cụ thể có hai vế khiến người xem thắc mắc là: “Ngày thứ ba bán kém ngày thứ nhất thứ hai 178 kg gạo” và “Hỏi cả ngày cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo” là hỏi riêng ngày thứ 3 hay là cả ba ngày?

    Một thành viên bình luận: “Đúng là có vấn đề thật. Mình là sinh viên, đọc đi đọc lại mà vẫn khó hiểu. Đặc biệt là câu hỏi đưa ra rất mập mờ khiến cho học sinh không biết nên đi theo hướng nào”. Thậm chí, có bạn còn phản ứng khá gay gắt: “Ra đề thế này hóa ra là đánh đố học sinh. Cả ngày là ngày thứ 3 hay là cả 3 ngày".

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/4-bai-toan-tieu-hoc-don-gian-van-khien-nguoi-lon-tranh-cai-a49852.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan