Bé là con trai chị T. (32 tuổi, ngụ TP.HCM). Trước đó, chị T. khám thai ở phòng khám không phát hiện bất thường, siêu âm hình thái học thai nhi ở tuần thai 31 tại BVĐK Tâm Anh TP.HCM phát hiện có bướu lớn ở vùng cổ, kích thước 6x6 cm.
Thai nhi càng lớn, kích thước khối bướu vùng cổ cũng tăng, kéo theo nguy cơ chèn vùng trung thất, có thể suy hô hấp, tử vong trong bụng mẹ. Chị T. phải khám, siêu âm nhiều hơn bình thường để theo dõi kích thước u.
Bướu tiếp tục lớn nhanh. Ngày 22/12/2023, bé chào đời nặng 3,4kg, riêng khối bướu khổng lồ nặng 1kg, chiếm ⅓ trọng lượng cơ thể, và tương đương đầu trẻ sơ sinh. Kích thước khối bướu lớn 10x20cm, kéo vẹo cổ bé qua một bên.
Vừa sinh, bé không đi cầu phân su, chướng bụng, ọc dịch xanh. Siêu âm bụng ghi nhận thêm tình trạng tắc ruột bẩm sinh khiến dịch tiết ở đường tiêu hóa vô cùng nhầy và dính vào niêm mạc ruột khiến phân ứ đọng trong lòng đại tràng.
Ba chuyên khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM: Sản - Sơ sinh - Nhi hợp sức lên phác đồ theo dõi, mổ lấy thai và phẫu thuật loại bỏ bướu cho bé.
Dị tật tắc ruột bẩm sinh khiến dịch tiết ở đường tiêu hóa vô cùng nhầy, dính chặt vào niêm mạc ruột khiến phân ứ đọng trong lòng đại tràng. Em bé không đi cầu được.
Ngày 26/12, tức sau 4 ngày chào đời, sau nhiều lần cố gắng can thiệp thụt hậu môn thất bại, bác sĩ phải chuyển mổ cấp cứu giải quyết tình trạng tắc ruột. Bé được mở hậu môn tạm trên bụng, bơm rửa đoạn ruột chứa phân su bên dưới. Sau ca mổ, bé được nằm phòng chăm sóc đặc biệt, nuôi ăn tĩnh mạch đầy đủ dinh dưỡng, hồi phục nhanh.
Ngày 18/1, BS.CKII Nguyễn Đỗ Trọng, chuyên khoa Ngoại Nhi cùng ê kíp tiến hành phẫu thuật, bóc tách khối u nặng gần 1kg.
Sau mổ, bé ăn ngủ tốt, chức năng vai và cánh tay trái vận động bình thường, hình thể cân đối, bé dễ dàng thực hiện động tác nghiêng, xoay đầu, và tự lật khi được 3 tháng tuổi.
Cuối tháng 4, bé trai quay lại bệnh viện để tiếp tục thực hiện cuộc mổ nối ruột. Hiện tại, bệnh nhi có thể đi vệ sinh như người bình thường.