(ĐSPL) - Người cao tuổi thường có các dấu hiệu sức khỏe giảm sút khi thời tiết thay đổi, nhất là trong mùa đông. Vậy có những cách bảo vệ sức khỏe người cao tuổi trong mùa đông nào.
Có thể mọi người đã biết cách bảo vệ cơ thể bạn vào mùa đông nhưng đối với việc bảo vệ sức khỏe người cao tuổi trong mùa đông, hẳn nhiều người chưa biết, hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ một số cách tới các bạn.
Thời tiết mùa đông thường khắc nghiệt hơn những mùa còn lại trong năm, bởi vậy sự khắc nghiệt này có những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người, đặc biệt là những người cao tuổi. Bởi vậy, bảo vệ sức khỏe người cao tuổi trong mùa đông là việc làm rất cần thiết.
Mùa đông lạnh khiến người cao tuổi dễ mắc bệnh hơn
Người già thường cảm thấy lạnh hơn những người trẻ khi mùa đông tới bởi thành mạch máu đã bị xơ vữa, kém dãn nở, điều này chính là nguyên nhân khiến người già bao giờ cũng cảm thấy cái lạnh nhiều hơn.
Thêm vào đó, những khối cơ trên cơ thể con người giảm dần đi theo số tuổi. Tức là tuổi càng cao thì khối cơ càng ít, do vậy ở những người cao tuổi, các bộ phận như tim, gan, phổi, thận sẽ kém được bảo vệ hơn, mạch máu tiếp xúc nhiều với cơ thể khiến người già dễ bị giảm nhiệt trong thân thể hơn. Nếu ăn uống kém, lớp mỡ dưới da giảm đi cũng khiến người già mắc các bệnh về đường hô hấp trong mùa lạnh.
Làm gì để bảo vệ sức khỏe người cao tuổi trong mùa đông?
Cơ thể người cao tuổi luôn cần được giữ ấm
Thực tế thì người cao tuổi luôn cần phải giữ ấm cho cơ thể ngay cả khi ở trong nhà. Khi ra ngoài cần mặc ấm bằng cách đi tất dày, quàng khăn, đội mũ, mặc áo quần đủ ấm. Người già tránh hít luồng không khí lạnh và hanh khô của mùa đông bởi luồng không khí lạnh này không tốt cho đường hô hấp của người cao tuổi.
Tình trạng viêm phổi, viêm phế quản, bệnh phổi mãn tính có cơ hội phát ở người cao tuổi trong thời tiết lạnh giá. Một số người còn tái phát các chứng hen, mẩn ngứa, chảy nước mũi hay hắt hơi,…
Bảo vệ sức khỏe người cao tuổi trong mùa đông bằng cách mặc đủ ấm |
Môi trường vận động và nghỉ ngơi của người cao tuổi cũng cần phải kín gió nhưng vẫn phải thoáng khí. Nếu cửa nhà bạn phải mở ra đóng vào nhiều thì nên trang bị thêm những tấm rèm hay kính để tránh gió lùa vào chỗ nghỉ ngơi của người cao tuổi.
Nếu có điều kiện, bạn hãy lắp thiết bị sưởi hay trang bị bóng đèn đỏ cho căn phòng nghỉ của người già để tạo cảm giác ấm áp hơn. Tuyệt đối không sưởi ấm bằng bếp than tổ ong vì đây là hình thức sưởi ấm gây nguy hiểm cho sức khỏe con người.
Việc thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ở người cao tuổi trong mùa đông. Cách để bảo vệ sức khỏe người cao tuổi trong mùa đông là nếu không có việc cần thiết, tránh ra ngoài trời lạnh. Hãy bố trí khu vệ sinh trong nhà cho người già. Nếu có việc bắt buộc phải ra ngoài, người cao tuổi nên mặc đủ ấm, mở cửa từ từ rồi mới ra ngoài.
Người cao tuổi nên ăn uống đủ chất trong mùa đông
Người cao tuổi nên ăn các thực phẩm giàu protein, đặc biệt là mỡ để chống lại cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông. Thức ăn của người cao tuổi nên được nấu kỹ, chín mềm, khi dùng thì phải dùng nóng. Chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa, không nên ép người cao tuổi ăn quá nhiều trong một bữa. Không ăn quá no và tuyệt đối không dùng các chất có cồn để “tránh rét”.
Người cao tuổi nên ăn những thức ăn mềm, chín kỹ |
Tập luyện thể dục
Khối lượng cơ, cơ không bị teo, khí huyết lưu thông, thinh thần sảng khoái,… là những lợi ích khi vận động đều đặn vào mùa đông lạnh. Người cao tuổi nên vận động nhẹ nhàng, ở những nơi kín gió, ấm áp, thậm chí người cao tuổi có thể tập ngay trong nhà nếu thời tiết bên ngoài quá lạnh giá.
Nên mặc áo khoác khi tập thể dục, khi đã khởi động thật kỹ cho người nóng lên thì mới có thể cởi bỏ áo khoác ngoài. Tuy nhiên người cao tuổi không nên cố tập thể dục khi sức khỏe không cho phép hoặc khi thời tiết quá lạnh.
Bảo vệ sức khỏe người cao tuổi trong mùa đông bằng cách tập thể dục vừa phải, trong thời tiết phù hợp. |
Ngoài ra, bạn đọc có thể tìm hiểu thêm những điều đặc biệt lưu ý để bảo vệ sức khỏe mà chúng tôi đã tổng hợp trước đó nhé.
Anh Tú(tổng hợp)