+Aa-
    Zalo

    160.000 tỷ của Kho bạc Nhà nước đang gửi ở đâu?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho hay, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng đã lên tới 160.000 tỷ đồng, tăng 68% so với giai đoạn đầu năm 2017

    Báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho hay, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng đã lên tới 160.000 tỷ đồng, tăng 68% so với giai đoạn đầu năm 2017.

    Theo tin tức trên Tri thức trực tuyến, báo cáo mới nhất của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (UBGSTCQG) cho thấy, Kho bạc Nhà nước đang đẩy mạnh gửi tiền tại các ngân hàng trong thời gian gần đây.

    Cụ thể, tính đến cuối tháng 8, tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại các ngân hàng đã lên tới 160.000 tỷ đồng, tăng 68% so với giai đoạn đầu năm 2017. Trong 8 tháng vừa qua, Kho bạc Nhà nước đã mang hơn 107.000 tỷ đồng đi gửi tại các ngân hàng và lấy lãi.

    Bắt đầu từ đầu tháng 5 đến nay, Kho bạc Nhà nước đã bắt đầu gia tăng mạnh lượng tiền gửi tại các ngân hàng thương mại. Tính đến cuối tháng 5/2017, tiền gửi của kho bạc nhà nước là 143 nghìn tỷ đồng, tăng 50,2% so với đầu năm. Và nhờ đó, thanh khoản ngân hang tiếp tục được hỗ trợ thêm do tiền gửi của kho bạc nhà nước tại các ngân hàng tăng trong bối cảnh giải ngân đầu tư ngân sách chậm.

    Báo cáo tín dụng đầu năm 2016, 2017. Ảnh: NFSC

    Báo Diễn đàn Doanh nghiệp cho biết thêm, cũng theo báo cáo của UBGSTCQG, ước tính đến hết tháng 8, tín dụng tăng khoảng 11,5% so với cuối năm 2016 (cùng kỳ năm 2016 tăng 102%).

    Tỷ trọng tín dụng trung dài hạn tiếp tục xu hướng giảm. Tín dụng ngắn hạn chiếm 45,9% tổng tín dụng, tín dụng trung dài hạn chiếm 54,1% tổng tín dụng. Tín dụng tiền đồng chiếm hơn 91% tổng tín dụng, tăng 11% so với cuối năm ngoái. Đáng lưu ý là tín dụng ngoại tệ tăng 11,5%, cao hơn so với cùng kỳ (ở mức 1,7%).

    Tỷ trọng tín dụng trung dài hạn tiếp tục xu hướng giảm. Tín dụng ngắn hạn đã tăng hơn 14% so với đầu năm, chiếm gần 46% tổng tín dụng của nền kinh tế, còn lạ là trung dài hạn.

    Trong cơ cấu tín dụng theo loại tiền, tiền đồng đang chiếm hơn 91,5% tổng tín dụng toàn ngành, trong khi tín dụng ngoại tệ có tốc độ tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ nhưng vẫn chỉ chiếm khoảng 8,5% tổng tín dụng.

    Tính đến nay, tín dụng chủ yếu đổ vào các lĩnh vực như dịch vụ với khoảng 37,4% tổng cho vay toàn nền kinh tế, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng cũng đạt khoảng 31,2%. Tỷ trọng đối với ngành nông, lâm, thủy sản và thương mại, viễn thông, vận tải... duy trì ổn định, không thay đổi nhiều so với cuối năm 2016.

    Ngoài ra, về huy động vốn đầu vào cho nền kinh tế, UBGSTCQG cho biết 8 tháng đầu năm, huy động vốn đã tăng 9,1% so với đầu năm. Trong đó, tiền gửi khách hàng tăng khoảng 8,7%, và giấy tờ có giá tăng 18,6%.

    ước tính đến hết tháng 8, tín dụng tăng khoảng 11,5% so với cuối năm 2016 (cùng kỳ năm 2016 tăng 102%).

    Cũng theo báo cáo trên, tính đến hết tháng 7/2017, lợi nhuận sau thuế của hệ thống tổ chức tín dụng đạt 41.000 tỷ đồng, tăng 59,7% so với cùng kỳ năm 2016. 

    Nợ xấu của ngân hàng tập trung tại một số tổ chức tín dụng yếu kém, năng lực tài chính và khả năng quản trị điều hành yếu, trong diện tái cơ cấu. Đến 30/6/2017, nợ xấu báo cáo khoảng 157.000 tỷ đồng, tăng 21,5% so với cuối năm 2016. Tỷ lệ nợ xấu khoảng 2,9% (năm 2016 khoảng 2,6%).

    Nợ xấu báo cảo tập trung chủ yếu tại một sổ tổ chức tín dụng yếu kém, năng lực tài chính và khả năng quản trị điều hành yếu, trong diện tái cơ cấu.

    (Tổng hợp)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/160000-ty-cua-kho-bac-nha-nuoc-dang-gui-o-dau-a200978.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan