+Aa-
    Zalo

    14 hiệp hội kiến nghị về định mức chi phí tái chế

    (ĐS&PL) - 14 hiệp hội lo ngại giá cả nhiều loại hàng hóa tiêu dùng sẽ tăng cao do mức chi phí tái chế chưa hợp lý.

    Theo Người lao động, mở đầu góp ý Dự thảo "Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì và chi phí quản lý hành chính phục vụ quản lý, giám sát, hỗ trợ thực hiện trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu", 14 hiệp hội, hội khẳng định luôn cam kết ủng hộ Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) trong các nỗ lực bảo vệ môi trường cũng như đẩy mạnh việc tái chế sản phẩm, bao bì để thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

    14 hiep hoi kien nghi ve dinh muc chi phi tai che
    Bộ TN-MT đã đề xuất định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì.

    Tuy nhiên, Dự thảo có nhiều điều bất cập khiến cộng đồng các doanh nghiệp cùng lên tiếng góp ý với Bộ TN-MT, Các thành viên Hội đồng EPR Quốc gia và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). 

    Theo đó, dự thảo định mức chi phí tái chế (Fs) chưa theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn do chưa trừ đi giá trị vật liệu thu hồi được. Cụ thể, đối với vật liệu có giá trị thu hồi cao như: sắt thép, nhôm, bao bì giấy, chai nhựa cứng, phương tiện giao thông,… các nhà tái chế các vật liệu này đều có lãi nên dự thảo yêu cầu nhà sản xuất đóng góp để hỗ trợ nhà tái chế là chưa hợp lý.

    Các hiệp hội lấy dẫn chứng một số nước trên thế giới, với nhóm vật liệu này thì nhà tái chế phải chuyển lại một phần lợi nhuận cho nhà sản xuất. Do đó, các hiệp hội kiến nghị đối với các vật liệu này nhà sản xuất không phải đóng phí tái chế.

    Cộng đồng doanh nghiệp cũng đánh giá nguy cơ giá cả tăng, ảnh hưởng đến người tiêu dùng khi định mức chi phí tái chế được đề rất cao.

    Ví dụ, giá có thể tăng thêm 1,36% với nước uống đóng chai khi phải đóng phí tái chế 51 đồng/chai PET 500ml; 0,6% với bia lon khi đóng phí tái chế 41 đồng/lon 330ml; 0,2% đối với bịch sữa giấy hỗn hợp khi phải đóng phí tái chế 9 đồng/bịch 110 ml gây khó khăn cho doanh nghiệp cũng như cho người tiêu dùng, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay.

    Do đó, thông tin trên báo Sài Gòn giải phóng, các hiệp hội kiến nghị trong 2 năm đầu tiên (2024-2025), tập trung vào hướng dẫn thi hành, chưa áp dụng xử phạt, chỉ truy thu khoản nộp thiếu nếu doanh nghiệp kê khai chưa đủ hoặc chưa đúng, trừ trường hợp cố tình không kê khai hoặc cố tình gian lận.

    Kiến nghị cho phép các doanh nghiệp thực hiện kết hợp cả hình thức tự tái chế và nộp tiền hỗ trợ tái chế trong cùng năm, thay vì bắt buộc chọn một trong 2 hình thức. Kiến nghị thay đổi cách nộp từ tạm ứng trước vào đầu năm sang quyết toán theo số lượng thực tế khi kết thúc năm, để vẫn thực hiện đầy đủ trách nhiệm với môi trường mà giảm được khó khăn cho doanh nghiệp.

    Cần có chính sách ưu đãi cho bao bì thân thiện với môi trường hoặc sử dụng vật liệu tái chế. Đề nghị quy định rõ trách nhiệm tái chế đối với nhà sản xuất phụ tùng..

    Các hiệp hội doanh nghiệp rất mong những ý kiến đóng góp ở trên sẽ được Bộ TT-MT, các thành viên Hội đồng EPR Quốc gia và VCCI nghiên cứu, tiếp thu để hoàn chỉnh dự thảo trình Chính phủ, đồng thời báo cáo, đề xuất với Chính phủ những giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

    Vân Anh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/14-hiep-hoi-kien-nghi-ve-dinh-muc-chi-phi-tai-che-a575954.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan