Mía
Theo y học cổ truyền, mía có vị ngọt, tính hàn, lợi vào kinh phế và vị. Ăn mía giúp thanh nhiệt, lợi thấp, sinh tân nhuận táo, lợi liệu, tiêu trừ mệt mỏi, trợ giúp tiêu hóa, bổ khí và dưỡng huyết.
Do chứa nhiều chất ngọt tự nhiên, mía giúp giữ ấm cổ họng, giảm triệu chứng khô miệng, khô cổ họng. Thực phẩm này cũng có tác dụng giảm ho, giảm đờm, tốt cho người bị hen suyễn.
Thường xuyên ăn mía có thể chữa các chứng bệnh đường hô hấp, giải độc, sốt cao, đại tiện táo kết, bụng đầy trướng, tiểu tiện bất lợi, tiêu hóa phiền nhiệt... Mía chứa nhiều kiềm nên có khả năng ngăn ngừa ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, ung thư đại tràng...
Súp lơ
Súp lơ là loại rau họ cải, chứa nhiều vitamin C, folate, carotenoids và phytochemical chống lại các yếu tố gây hại trong phổi. Hợp chất hoạt tính L-sulforaphane trong súp lơ giúp các tế bào chuyển sang các gen chống viêm để ngăn ngừa các bệnh hô hấp.
Bên cạnh đó, loại rau này giàu chất chống oxy hóa giúp cơ thể loại bỏ các độc tố, ngăn ngừa ung thư, gia tăng tuổi thọ.
Thực phẩm chứa vitamin C
Các thực phẩm chứa nhiều vitamin C giúp phổi đưa oxy đến toàn bộ cơ thể một cách hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn một số thực phẩm như kiwi, ớt chuông xanh và đỏ, các loại có tép như cam, chanh, bưởi, nước ép rau củ, cà chua, dâu, bông cải xanh, dứa, xoài, dưa hấu...
Trà xanh
Do chứa chất chống oxy hóa, trà xanh giúp làm dịu cơ thể, giảm viêm và chữa bệnh tốt hơn. Khi bạn uống trà xanh, chất oxy hóa hoạt động như một thuốc kháng histamin tự nhiên, làm chậm sự giải phóng histamine gây ra các triệu chứng dị ứng.
Quả lê, táo
Ăn lê trong thời tiết hanh khô có thể giữ ẩm cho phổi, loại bỏ nhiệt đặc biệt tốt. Đáng chú ý, lê tươi có khả năng loại bỏ “rác” và độc tố ra khỏi phổi, giúp làm sạch nhiệt, giải độc.
Bạn có thể ăn trực tiếp lê tươi hoặc nấu chính với nước rồi ăn cả nước lẫn cái. Nấu lê cùng các món ăn khác cũng rất tốt vì đây là cách ăn có thể thải chất độc ra khỏi phổi.
Trong khi đó, táo chứa nhiều vitamin và flavonoid giúp duy trì hệ hô hấp khỏe mạnh. Bên cạnh đó, ăn táo cũng giúp ngăn ngừa sự phát triển của các loại bệnh liên quan đến phổi.
Mộc nhĩ đen
Mộc nhĩ đen được ví von là “món mặn trong nhóm rau”, có nghĩa tuy là thực vật nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng có trong thịt động vật. Thực phẩm này cực giàu gelatin, có thể giúp cơ thể hấp thụ chất cặn bã, bụi bẩn còn sót lại trong hệ thống tiêu hóa và thải ra ngoài, nhờ đó làm sạch đường ruột. Mộc nhĩ đen cũng có thể cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.
Quả họ dâu
Đây là một trong các loại hoa quả giàu chất chống oxy hóa, chứa polyphenol anthocyanin,beta-carotene, lutein và zeaxanthin, giúp bảo vệ phổi khỏi ung thư, dịch bệnh và nhiễm trùng. Các loại nước từ loại quả này cũng có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh bệnh ung thư.
Quả sung
Loại quả này chứa nhiều axit malic và axit oxalic có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh tác dụng chống viêm, sưng tấy, quả sung còn thúc đẩy dạ dày và ruột tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn, giữ ấm và giữ ẩm cho cổ họng cùng phổi, rất hữu ích cho sức khỏe hệ hô hấp.
Tiết lợn
Tiết lợn giúp chống bụi bẩn và cặn bã tích tụ lại trong các bộ phận cơ thể. Lý do là vì sự phân hủy axit protein trong thực phẩm này tại dạ dày trong quá trình tiêu hóa tạo ra chất có khả năng khử trùng và cải thiện chức năng đường ruột.
Khi gặp bui trần và các hạt kim loại có hại trong cơ thể, các chất này tạo ra các phản ứng hóa học, bài tiết các chất có hại này ra khỏi cơ thể. Do đó, tiết lợn còn được gọi là "chất tẩy" giúp cơ thể nhanh chóng thải ra các chất cặn bã độc hại.
Gừng, nghệ, tỏi
Nhờ đặc tính kháng viêm, gừng sẽ làm sạch những chất ô nhiễm còn sót lại trong phổi – nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe. Bạn có thể thêm gừng vào các món ăn, pha trà gừng hoặc khi nấu nước bạn cho vài lát gừng vào.
Trong khi đó, tỏi có hàm lượng allicin cao nên có đặc tính chống nhiễm trùng, giảm viêm. Nhiều người tin rằng, tỏi có khả năng cải thiện hen suyễn, giúp đẩy lùi nguy cơ ung thư phổi.
Tương tự gừng và tỏi, nghệ cũng có đặc tính chống viêm nên rất tốt cho phổi, bổ sung thêm một lượng lớn curcumin giúp loại bỏ các tế bào ung thư.
Đinh Kim(T/h)