(ĐSPL) - Trong khi nỗ lực rút ngắn khoảng cách với ông Vượng, bầu Đức lại gia tăng khoảng cách với ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Hòa Phát.
Ngày 10/7, Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM đã ra văn bản chấp thuận đăng ký niêm yết cổ phiếu đối với Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai – HAGL Agrico.
Mã chứng khoán của HAGL Agrico là HNG. HAGL Agrico có vốn điều lệ 7.081 tỷ đồng. Với mệnh giá 10.000 đồng/CP, HAGL Agrico có 708 triệu cổ phiếu.
HAGL Agrico là công ty con của của Hoàng Anh Gia Lai, phụ trách toàn bộ mảng nông nghiệp của tập đoàn bao gồm cao su, cọ dầu, bắp, mía đường và chăn nuôi bò.
HNG xuất hiện trên Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM được kì vọng sẽ tạo nên sự gia tăng mạnh mẽ cho tổng tài sản trên thị trường chứng khoán của ông Đoàn Nguyên Đức.
Theo thông tin đã công bố, tất cả lượng cổ phiếu HNG này sẽ chính thức giao dịch từ ngày 20/7/2015 với giá tham chiếu trong phiên giao dịch đầu tiên là 28.000 đồng, biên độ dao động giá trong ngày đầu tiên là +/-20\%.
Tính theo giá tham chiếu chào sàn, HAGL Agrico được định giá ở mức hơn 19.800 tỷ đồng, tương đương 909 triệu USD.
Trong khi đó, vốn hóa của công ty mẹ Hoàng Anh Gia Lai hiện chỉ ở mức 14.455 tỷ đồng, thấp hơn 27\% so với công ty con HAGL Agrico.
Tại thời điểm cuối năm 2014, bầu Đức nắm giữ gần 343 triệu cổ phiếu HAG, tương ứng 43,4\% giá trị vốn Hoàng Anh Gia Lai.
Trong khi đó, Hoàng Anh Gia Lai sở hữu 92,13\% vốn HAGL Agrico. Như vậy, bầu Đức nắm giữ tới gần 40\% vốn HAGL Agrico, tương ứng hơn 283 triệu cổ phiếu HNG.
Tính theo giá chào sàn 28.000 đồng/CP của HNG, bầu Đức sẽ có thêm gần 8.000 tỷ đồng. Như vậy, tổng tài sản của bầu Đức sẽ đạt hơn 14.300 tỷ đồng.
Nếu may mắn, HNG tăng trần, giá trị cổ phiếu do bầu Đức nắm giữ “nảy nở” thêm 9.510 tỷ đồng. Trong trường hợp xấu nhất, HNG giảm sàn, số tiền trong tài khoản của bầu Đức vẫn tăng 6.340 tỷ đồng.
Như vậy, dù bất cứ trường hợp này xảy ra, tài sản của bầu Đức vẫn tăng ít nhất gấp đôi.
Trong khi nỗ lực rút ngắn khoảng cách với ông Vượng, bầu Đức lại gia tăng khoảng cách với ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Hòa Phát. |
Bỏ xa người giàu thứ 3, chật vật giành lại ngôi thứ nhất
Là một trong những doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán, ông Đoàn Nguyên Đức cũng là người có mức độ xuất hiện dày đặc trên các phương tiện thông tin đại chúng. Không giống như nhiều doanh nhân Việt vốn kín tiếng, ông chủ của tập đoàn (HAGL) luôn thích chia sẻ thẳng thắn khi gặp phải những nghi vấn về chuyện làm ăn, cũng như cuộc sống phía sau công việc.
Trong gần 30 năm kinh doanh trên thương trường, ông chủ HAGL đã từng có nhiều quyết định gây nghi vấn. Ông giảm giá nhà, chuyển phần lớn việc đầu tư ra nước ngoài bằng ngành nông nghiệp, chọn Myanmar - một quốc gia khi đó còn đang "ngủ đông về tăng trưởng" - để phát triển dự án bất động sản trọng tâm... Đỉnh điểm của mọi nghi vấn là khi ông xuất đường về Việt Nam và nuôi bò để bước chân vào ngành sữa, những mảng kinh doanh xa lạ với bước khởi nghiệp của vị tỷ phú này.
Ông chủ HAGL không cần tiêu tiền, không đi du lịch trong suốt 20 năm, làm việc không tính theo giờ mà chỉ nghỉ khi hết việc, và thành công nhờ biết đón những con sóng lớn, dù trong ngành địa ốc, bất động sản hay nông nghiệp.
Bầu Đức đã không ít lần đối diện với nghi vấn về những quyết định kinh doanh của mình..
Thời gian đầu bước vào kinh doanh ngành nông nghiệp, bầu Đức vẫn tiếp tục thực hiện nhiều dự án , khai khoáng cũng như thủy điện. Khi đó, nghề nông nghiệp được dự đoán là cách để bầu Đức thực hiện lấy ngắn nuôi dài: Dùng lợi nhuận của mía đường, dầu cọ... để tạo vốn cho địa ốc, bất động sản, thậm chí chỉ là để nuôi rừng cây cao su của ông chủ HAGL.
Nhưng bất ngờ, khi mía đường trở thành mảng kinh doanh đem lại một nửa doanh thu trong quý I/2014 (khoảng 500 tỷ đồng), cùng với việc triển khai trồng ngô diện tích lớn của HAGL, bầu Đức đã ngầm khẳng định rằng, đây mới chính là ngành trọng tâm của tập đoàn trong thời gian tới. Đến khi kế hoạch nuôi bò được công bố, bầu Đức lại khẳng định chính thức bước chân vào những ngành mà Việt Nam có nhu cầu cao, là sữa tươi, thịt bò và cả thức ăn chăn nuôi.
Bầu Đức đang chứng tỏ khả năng tiềm lực tài chính mạnh mẽ sau khi thông tin HAGL gặp khó khăn vì các khoản nợ dồn dập tới hạn thời gian qua. Thậm chí vị đại gia giàu thứ 2 Việt Nam còn đang đứng trước cơ hội lấy lại vị trí giàu nhất Việt Nam mà ông từng nắm giữ năm 2008.
Năm 2006, Hoàng Anh Gia Lai cổ phần hóa với vốn điều lệ đạt gần 296 tỷ đồng. Năm 2008, Hoàng Anh Gia Lai niêm yết lần đầu trên Sở giao dịch chứng khoán TPHCM với mã HAG. Ngay khi lên sàn, cổ phiếu của HAG đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới đầu tư và đưa khối tài sản của HAGL và bầu Đức tăng vọt. Tính tới thời điểm 31/12/2008, vốn hóa thị trường của Hoàng Anh Gia Lai đã lên 11.328 tỷ đồng. Bầu Đức đánh bật ông Đặng Thành Tâm và giữ vị trí người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2008 với 6.160 tỷ đồng.
Năm 2009, bầu Đức vẫn giữ được vị trí số 1 và chỉ đánh mất “ngôi vị” vào tay ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT Vingroup năm 2010.
Hiện tại, chỉ riêng giá trị cổ phiếu VIC mà ông Vượng nắm giữ đã lên tới con số 23.600 tỷ đồng, nhiều hơn gấp đôi tổng giá trị cổ phiếu HAG và cổ phiếu HAGL Agrico mang lại. Vì vậy, ngay cả khi tài sản đạt tới gần 16.000 tỷ đồng, bầu Đức vẫn chỉ đứng ở vị trí thứ 2 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam
Trong khi nỗ lực rút ngắn khoảng cách với ông Vượng, bầu Đức lại gia tăng khoảng cách với ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Hòa Phát. Với khối tài sản lên tới 9.200 tỷ đồng có thể có được vào cuối tháng 7 này, bầu Đức giàu gấp đôi bầu Long dù trước đó, nhiều thời điểm, bầu Long suýt “phế ngôi” á quân của bầu Đức.
Tuy nhiên, trong suốt thời gian dài qua, cơ hội đó ngày càng trở nên mong manh với bầu Long khi mà cổ phiếu HPG không được nhà đầu tư mặn mà. Hiện tại, HPG chỉ lình xình quanh mức 28.000 đồng/CP. HPG không chịu bứt phá dù bầu Long nỗ lực “cứu giá” bằng cách mua cổ phiếu.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
[mecloud]fm2LeP7afR[/mecloud]