+Aa-
    Zalo

    10 ngân hàng tư nhân nào nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam: Top 1 là tên quen thuộc

    (ĐS&PL) - Top 10 ngân hàng TMCP tư nhân có số nộp ngân sách lớn nhất đã đóng góp tổng cộng hơn 36.800 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước.

    Số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất của các ngân hàng cho thấy, năm 2023, Top 10 ngân hàng tư nhân có số nộp ngân sách lớn nhất đã đóng góp tổng cộng hơn 36.800 tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước, tăng hơn 10.700 tỷ đồng so với năm 2022.

    10 ngân hàng tư nhân đứng đầu về nộp ngân sách Nhà nước gồm: Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB), Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank). Tất cả ngân hàng này đều có số nộp ngân sách năm 2023 trên 1.000 tỷ đồng.

    Đáng chú ý, nhiều ngân hàng trong Top 10 có mức nộp ngân sách tăng gấp đôi so với năm trước. Điều này cho thấy các ngân hàng đã luôn duy trì sự ổn định và tăng trưởng, thúc đẩy sự phát triển của toàn ngành nói riêng và nền kinh tế nói chung.

    Các ngân hàng nộp ngân sách năm 2023 hơn 36.800 tỷ đồng. (Ảnh: VietnamNet)

    Các ngân hàng nộp ngân sách năm 2023 hơn 36.800 tỷ đồng. (Ảnh: VietnamNet)

    Tất cả các ngân hàng này đều có số nộp ngân sách năm 2023 trên 1.000 tỷ đồng với tổng mức nộp đóng góp hơn 36.800 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước trong năm 2023, tăng hơn 10.700 tỷ đồng so với năm 2022. Con số này cũng tương đương hơn 32% tổng lợi nhuận trước thuế của các nhà băng.

    Nhiều ngân hàng trong Top 10 có mức nộp ngân sách tăng gấp đôi so với năm trước, tương ứng đã nộp thêm cả nghìn tỷ đồng vào ngân sách. Số nộp ngân sách lớn cho thấy đi cùng sự tăng trưởng quy mô ngày càng tăng của các ngân hàng.

    Theo dự báo, triển vọng ngành ngân hàng Việt Nam năm 2024 được đánh giá tích cực nhờ vào các yếu tố hỗ trợ từ chính sách tiền tệ và nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng tiền tệ, giữ lãi suất điều hành ở mức thấp để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, giúp các ngân hàng có điều kiện mở rộng tín dụng và cải thiện lợi nhuận.

    Tuy nhiên, ngành ngân hàng Việt Nam cũng đối mặt với không ít thách thức trong năm 2024. Biến động thị trường tài chính toàn cầu, rủi ro lạm phát và xu hướng tăng trở lại của lãi suất đầu vào là những yếu tố cần được quản lý chặt chẽ. Rủi ro nợ xấu, mặc dù đã được kiểm soát tốt hơn, nhưng vẫn là một mối lo ngại cần được giám sát thường xuyên để đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/10-ngan-hang-tu-nhan-nao-nop-ngan-sach-lon-nhat-viet-nam-top-1-la-ten-quen-thuoc-a450729.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan