+Aa-
    Zalo

    10 câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất khi niềng răng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Niềng răng có đau không, niềng răng loại nào, có niềng răng 1 hàm được không, đeo hàm duy trì như thế nào.... cùng hàng loạt các câu hỏi khác sẽ được chuyên gia giải đáp

    Niềng răng có đau không, niềng răng loại nào, có niềng răng 1 hàm được không, đeo hàm duy trì như thế nào.... cùng hàng loạt các câu hỏi khác sẽ được chuyên gia nha khoa giải đáp dưới đây.

    Những giải đáp trong bài viết này được tham khảo từ Tiến sĩ, bác sĩ Đàm Ngọc Trâm - Giám đốc chuyên môn chuỗi hệ thống nha khoa Paris.

    Nên niềng răng khi nào?

    Răng và hàm của bạn không đều, thẳng hàng trên cung hàm sẽ làm cho khuôn miệng, mặt, nụ cười của bạn mất thẩm mỹ. Ngoài ra chúng còn là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh khác như bệnh lý răng miệng, bệnh về tiêu hóa, đau đầu, lệch khớp thái dương…

    Nên niềng răng sẽ giúp bạn giải quyết một số tình trạng như: hô, móm, lệch khớp cắn, khấp khểnh, răng thưa… 

    Các tình trạng nên niềng răng

    Niềng răng có đau không?

    Khi niềng răng khểnh, răng hô vẩu hay móm bạn sẽ gặp đau đớn trong 2 khoảng thời gian đó là trong 1 - 3 tuần đầu khi bắt đầu gắn mắc cài và 1 - 3 ngày sau khi điều chỉnh dây cung. Nhưng bạn đừng lo lắng quá vì thường bác sĩ kê thuốc giảm đau cho bạn. Và điều chỉnh lực kéo phù hợp vẫn trong sức chịu đựng được của bạn.

    Cũng có nhiều trường hợp do cơ địa và do tay nghề bác sĩ tốt bạn sẽ không cảm thấy đau đớn mà chỉ cảm thấy hơi ê buốt trong vài ngày đầu và cảm thấy bình thường trong những ngày tiếp theo đó.

    Niềng răng nào phổ biến và tốt nhất hiện nay?

    Hiện nay có 2 phương pháp niềng: niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài. 

    Niềng răng mắc cài lại được chia nhỏ thành nhiều loại khác như niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, pha lê, niềng răng tự buộc và niềng răng mặt trong. Trong các loại niềng răng mắc cài này thì được ưa chuộng và tốt nhất là niềng răng mắc cài sứ tự buộc. Vì chúng có độ thẩm mỹ cao, lực kéo ổn định, có thể rút ngắn thời gian niềng.

    Các phương pháp niềng răng hiện nay

    Niềng răng không mắc cài hay còn được gọi là niềng răng khay trong Invisalign, chúng được rất nhiều người lựa chọn. Vì khay niềng được thiết kế ôm sát khít với chân răng nên sẽ rất khó phát hiện bạn đang niềng răng. Ngoài ra bạn có thể dễ dàng tháo lắp để ăn nhai, vệ sinh và không cần tốn nhiều thời gian đến nha khoa để thực hiện điều chỉnh dây cung.

    Việc lựa chọn niềng răng nào là tốt nhất phụ thuộc vào tình trạng răng miệng, điều kiện kinh tế và yêu cầu của bạn. 

    Niềng răng mất bao lâu?

    Niềng răng mất bao nhiêu thời gian phụ thuộc vào tình trạng răng miệng, độ tuổi và dụng cụ niềng răng mà bạn lựa chọn. Thông thường bạn sẽ mất khoảng thời gian từ 18 - 24 tháng.

    Nếu bạn có tình trạng răng miệng phức tạp như độ lệch lạc nhiều, xương hàm phát triển không đều thì bạn sẽ mất thời gian niềng lâu hơn thì thường bác sĩ sẽ phải điều chỉnh lại hàm trước khi thực hiện niềng.

    Niềng răng càng sớm càng tốt

    Niềng răng có giới hạn đội tuổi không?

    Trong độ tuổi nào cũng có thể niềng răng nhưng để đạt hiệu quả tốt nhất, tốn ít thời gian niềng và không gây đau đớn nhiều cho người niềng thì các chuyên gia khuyên bạn nên niềng càng sớm càng tốt.

    “Độ tuổi vàng” để thực hiện niềng răng đó là tầm từ 15 - 18 tuổi. Lúc này tất cả các răng sữa đã được thay thế bằng răng vĩnh viễn và xương hàm chưa ổn định nên việc kéo răng sẽ dễ dàng hơn.

    Niềng răng có cần nhổ răng không?

    Việc nhổ răng hay không tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của bạn và theo sự chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám cụ thể tình trạng răng miệng. Thông thường trong các ca niềng răng bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng số 4 để tạo khoảng cho các răng khác dịch chuyển, tuy nhiên cũng có 1 số trường hợp có đủ khoảng sẽ không cần phải nhổ răng.

     Niềng răng có cần nhổ răng không?

    Thực hiện niềng răng 1 hàm được không?

    Bạn vẫn có thể thực hiện niềng răng một hàm với điều kiện chỉ có 1 hàm bị lệch lạc và khớp cắn chuẩn. Bạn có thể tham khảo thêm về chi phí niềng răng 1 hàm giá bao nhiêu tiền để có sự chuẩn bị tốt nhất cho bản thân.

    Niềng răng có làm răng yếu đi?

    Bản chất của niềng răng không làm răng yếu đi mà nó còn giúp răng của bạn được đều đẹp, chuẩn khớp cắn, tăng lực ăn nhai và làm cho khuôn mặt, miệng của bạn được đẹp hơn sau khi điều chỉnh răng.

    Nhưng có nhiều trường hợp răng bị yếu đi do quá trình niềng bạn vệ sinh răng miệng không tốt, do tay nghề bác sĩ kém không làm đúng kỹ thuật chỉnh nha và do chất liệu niềng răng cho bạn kém chất lượng làm ảnh hưởng đến răng.

    Niềng răng có ăn uống được bình thường không?

    Trong lúc niềng răng, bạn có thể ăn uống bình thường, nhưng để đảm bảo thời gian niềng nhanh chóng và đạt được kết quả tốt nhất thì bác sĩ khuyên bạn nên chú ý những vấn đề như: nên ăn những đồ mềm, lỏng, dễ nuốt và nên cắt nhỏ thực ăn để không cần phải dùng nhiều lực nhai.

    Không nên ăn những thức ăn quá cứng, lạnh, nóng, dai, nhiều đường và axit vì nó có thể làm men răng bị yếu và tác động đến quá trình di chuyển răng.

    Những thực phẩm không nên ăn khi niềng


    Có phải đeo hàm duy trì sau khi niềng răng hay không?

    Việc đeo hàm duy trì sẽ giúp bạn có được răng, lợi, hàm được duy trì đến đúng vị trí mong muốn. Chúng giúp cho răng của bạn được phát triển ổn định sau khi niềng để chúng không chạy về vị trí cũ.

    Vì vậy để có kết quả tốt nhất bạn nên đeo máng duy trì theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường bạn sẽ cần đeo máng duy trì trong khoảng thời gian từ 8 - 12 tiếng mỗi ngày, bạn có thể đeo ban đêm trong khi ngủ.

    Niềng răng chắc chắn sẽ là phương pháp giúp bạn có một hàm răng đều đặn, cười tự tin. Vậy còn chần chừ gì nữa, hãy nhấc máy và gọi điện đến hotline 19006900 để được các chuyên gia nha khoa tư vấn miễn phí!

    Diệu Hương

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/10-cau-hoi-duoc-nhieu-nguoi-quan-tam-nhat-khi-nieng-rang-a305266.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan