+Aa-
    Zalo

    10 cách giúp con kiềm chế cơn nóng giận, ăn vạ

    (ĐS&PL) - Cha mẹ cần phải làm gì để cải thiện tính cách hay nổi nóng và ăn vạ của con mình?

    Nếu bạn là bậc cha mẹ đang vất vả trấn an đứa con hay nổi cáu của mình, bạn cần phải dạy cho con những kỹ năng lành mạnh để kiềm chế cảm xúc. Hãy đọc và khám phá 10 phương pháp hữu ích dưới đây nhằm giúp con mình kiềm chế cơn giận nhé.

    10 cách giúp con kiềm chế cơn nóng giận, ăn vạ - 1

     

    Dạy con cách cảm nhận cảm xúc 

    Ngay từ khi còn nhỏ cha mẹ cần dạy cho con cách nhận biết các cảm xúc để có thể cư xử sao cho phù hợp. Khi nào thì nên buồn, vui, tức giận hay lo lắng và cách biểu đạt những cảm xúc này ra bên ngoài như thế nào. Khi đã nhận biết được cảm xúc của bản thân bé cũng sẽ biết cách quan sát thái độ của người khác để cư xử một cách khéo léo hơn.

    Tạo thước đo sự tức giận để con điều chỉnh cảm xúc

    Nếu con bạn thường xuyên tức giận bạn có thể tìm cách điều chỉnh cảm xúc bằng cách sử dụng một thước đo cảm xúc. Có thể dùng thước đo biểu thị các mức độ tức giận từ 0 đến 10 để đo xem cảm xúc tức giận của con đang ở đâu.

    Ví dụ như mức 0 là “không tức giận”, số 5 là “mức tức giận trung bình” và mức 10 là “rất tức giận”. Giải thích cho con về từng ngôn ngữ của cơ thể tương ứng với các mức độ trên thước đo như con sẽ cười vui  khi ở mức 0, nóng mặt khi ở mức 2, hay nắm tay chặt khi ở mức 7 và biến thành quái vật giận giữ khi ở mức 10.

    Khi trẻ đã nắm chắc được các dấu hiệu theo từng mức độ con sẽ biết mình cần phải làm gì để có thể điều chỉnh lại cơn nóng giận của mình. Nên đặt thước đo này ở nơi con dễ nhìn thấy và thường xuyên hỏi trẻ xem con đang cảm thấy như thế nào.

    10 cách giúp con kiềm chế cơn nóng giận, ăn vạ - 2

     

    Lập kế hoạch giúp con bình tĩnh lại

    Hãy dạy con bạn phải làm gì khi bắt đầu cảm thấy giận dữ. Hãy dạy con cách kiềm chế cơn giận, đừng để con ném đồ đạc hay đánh em mình.

    Khuyến khích con cái tự ‘giải lao’ khi bực bội, hặn con là con có thể vào phòng mình để bình tĩnh lại khi bắt đầu thấy bực. Khuyến khích con tô màu, đọc sách, hoặc làm các hoạt động khác để bình tĩnh lại.

    Các bậc phụ huynh có thể tạo một “bộ đồ nghề giữ bình tĩnh”, bao gồm những quyển sách tô màu và màu vẽ, một quyển sách hài hước, những miếng dán xinh xắn, một món đồ chơi quen thuộc hay một lọ nước hoa dịu nhẹ.

    Và khi bé giận dữ, bạn có thể nói: “Đi lấy bộ đồ nghề giữ bình tĩnh của con nào”, khuyến khích trẻ con tự kiềm chế bản thân mình.

    Dạy con một số kĩ năng kiềm chế cơn giận

    Một trong những cách tốt nhất để giải tỏa bực bội trong trẻ là dạy con những kĩ năng cụ thể. Ví dụ như hít thở sâu có thể trấn an tâm trí và cơ thể trẻ khi bé buồn bực. Đi dạo, đếm tới 10 hoặc lặp lại những cụm từ hữu ích cũng có tác dụng. Hãy dạy con một số kĩ năng khác như kĩ năng kiềm chế cảm xúc và tự kiểm điểm. Trẻ con dễ cáu giận cần được chỉ bảo tận tình những kĩ năng đó để giải tỏa buồn bực.

    Dành lời khen cho trẻ

    Trẻ nhỏ rất thích được người lớn khen ngợi, vì thế cha mẹ đừng tiếc lời khuyên với trẻ. Nếu bé biết kiềm chế lại cảm xúc nóng nảy của mình và cư xử một cách nhẹ nhàng hơn thì hãy dành cho bé những lời khuyên thật lòng như “Hôm nay con làm tốt lắm”, “ bố mẹ rất vui vì con đã biết cách điều chỉnh cảm xúc của mình”. Trẻ sẽ phấn khởi và làm tốt hơn ở những lần sau.

    Khi trẻ nóng giận cha mẹ có thể dành cho con những lời động viên, những cái ôm hôn để con được xoa dịu, giải tỏa cảm xúc. Trẻ sẽ cảm thấy bớt giận và suy nghĩ lại hành động của mình từ đó có thể điều chỉnh lại cảm xúc sao cho phù hợp.

    10 cách giúp con kiềm chế cơn nóng giận, ăn vạ - 3

     

    Nghiêm khắc khi con làm sai

    Cũng có nhiều đứa trẻ hư hỏng hay cáu gắt người khác do sự nuông chiều quá đà của cha mẹ. Tuyệt đối không thỏa hiệp với trẻ khi trẻ ra điều kiện không chính đáng hay sử dụng chiêu trò la hét, khóc lóc. Có thể sử dụng hình thức phạt để răn đe trẻ mỗi khi con làm sai, cáu gắt vô cớ hay có thái độ nóng nảy với người khác để con ghi nhớ không tái phạm.

    Tránh xa truyền thông mang tính bạo lực

    Nếu con bạn đã có những hành vi gây hấn, dễ bực dọc, đừng cho con xem TV hay chơi trò chơi có yếu tố bảo lực. Đừng cho con chứng kiến bạo lực mà hãy cho con đọc sách, chơi trò chơi và xem chương trình có kĩ năng giải quyết mâu thuẫn lành mạnh.

    Cha mẹ chính là tấm gương sáng của con

    Cha mẹ chính là hình mẫu mà trẻ muốn học theo bởi trong mắt trẻ cha mẹ là những người luôn gần gũi mình nhất và mình muốn học hỏi. Cha mẹ cũng cần kiểm soát sự nóng giận của bản thân để tránh việc trẻ học theo. Nếu cha mẹ thường xuyên nóng giận, hay cáu gắt, cãi cọ chắc chắn trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Trẻ sẽ sử dụng những lời nói không hay hoặc thậm chí dùng bạo lực khi cư xử với người khác.

    Khi dạy trẻ cha mẹ cũng cần thật sự kiên nhẫn, không nên la mắng, đánh đập con gây ảnh hưởng tâm lý của trẻ. Hãy dùng những lời nói nhẹ nhàng, từ từ dạy dỗ và chỉ ra cho con những lỗi sai để con không tái phạm và có cách giải quyết tốt nhất.

    Dành thời gian tâm sự cùng con

    Dù bận rộn như thế nào cha mẹ cũng nên dành thời gian mỗi ngày để trò chuyện cùng con. Ở mỗi một lứa tuổi mỗi bé sẽ có một vấn đề khác nhau. Việc cha mẹ thường xuyên tâm sự, chuyện trò cùng con sẽ giúp các con mở lòng hơn. Có thể tìm hiểu các nguyên nhân khiến con hay nóng giận, chỉ cho con sự cảm nhận của mọi người về hành động đó, hướng dẫn con khắc phục và thay đổi.

    Sự gần gũi của bố mẹ vô cùng quan trọng bởi nhiều đứa trẻ không thể kiểm soát được hành vi của mình. Được cha mẹ giải thích các hậu quả, đưa ra các lời khuyên, những lời an ủi, động viên sẽ khiến con ngày một tiến bộ và trưởng thành hơn.

    Để trẻ tránh xa môi trường bạo lực

    Việc trẻ ở trong môi trường bạo lực cũng sẽ ảnh hưởng đến tính cách của trẻ bởi trẻ nhỏ rất dễ học theo. Cha mẹ hãy để con tránh xa những môi trường bạo lực, và trong chính ngôi nhà của mình cũng không được để trẻ thấy cảnh bạo lực hay dùng bạo lực với trẻ. Những vết thương về tâm lý của trẻ rất khó để chữa lành, vì thế cha mẹ hãy tạo cho con một môi trường sống thật tốt để con trở một người có tính cách hiền lành, nhã nhặn.

    T.D (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/10-cach-giup-con-kiem-che-con-nong-gian-an-va-a412874.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan