+Aa-
    Zalo

    Yên Bái xây dựng Nông thôn mới bền vững

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Cùng với đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng trong xây dựng Nông thôn mới (NTM), Yên Bái cũng đã chú trọng đến thực hiện các tiêu chí về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Ngoài chính sách hỗ trợ của Trung ương, Tỉnh Yên Bái cũng đã ban hành các chính sách hỗ trợ khuyến khích, mời gọi, thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) tham gia vào phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

    Qua đánh giá, các chính sách và nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh đã được triển khai đúng mục đích, đúng đối tượng. Thông qua các dự án phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi, đã hình thành được nhiều vùng hàng hóa tập trung, nhiều dự án liên kết theo chuỗi giá trị được thực hiện có hiệu quả như: dự án trồng bưởi Đại Minh; dự án trồng dược liệu cây khôi nhung tại huyện Yên Bình; dự án nuôi ong lấy mật ở xã Minh Bảo, thành phố Yên Bái; dự án liên kết trồng tre măng Bát độ liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trồng dâu nuôi tằm và chế biến kén tằm; liên kết theo chuỗi giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm miến đao xã Giới Phiên... Các dự án phát triển sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản liên kết theo chuỗi giá trị đã có sự tham gia liên kết chặt chẽ giữa chủ đầu tư, đơn vị chủ trì, đơn vị tham gia liên kết và người dân. Tính hiệu quả kinh tế trên 1 đơn vị diện tích canh tác được nâng lên, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân; giá trị và chất lượng sản phẩm sản xuất ra ngày càng được nâng lên, có sức cạnh tranh cao trên thị trường.

    j1
    j2

    Một số hình ảnh Yên Bái xây dựng NTM

    Bên cạnh đó, việc phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ nông lâm nghiệp, thủy sản và ngành nghề nông thôn cũng được tỉnh quan tâm, chú trọng. Trong năm 2022 vừa qua, toàn tỉnh có 52 cơ sở chế biến chè đang hoạt động, sản lượng chế biến đạt 15.000 tấn/năm; 482 cơ sở chế biến gỗ (chế biến ván bóc, ván ép, ván ghép thanh, đôi đũa); 3 nhà máy chế biến sắn với công suất 150.000 tấn sắn củ tươi/năm; khoảng 200 cơ sở sản xuất sắn lát khô xuất khẩu sang Trung Quốc; 27 dây chuyền chế biến giấy đế, vàng mã với công suất 33.750 tấn/năm; 16 nhà máy chiết xuất tinh dầu quế với tổng công suất 1.000 tấn tinh dầu/năm và hơn 400 cơ sở chế biến tinh dầu quế quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình. 

    j3

    Toàn tỉnh đã có nhiều sản phẩm được đánh giá, phân hạng và cấp giấy chứng nhận đạt từ 3 sao - 4 sao OCOP; trong đó năm 2022, có 22 sản phẩm đạt 4 sao và 145 sản phẩm 3 đạt sao cấp tỉnh. Các HTX, THT trên địa bàn tỉnh đã có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, tạo mối liên kết, hợp tác giữa những cơ sở sản xuất nhỏ với nhau; hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật, thị trường; giải quyết việc làm tăng thu nhập cho thành viên. 

    Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho người dân nông thôn, tỉnh tiếp tục tập trung cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng NTM. Thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang tư duy làm kinh tế nông nghiệp với ba yếu tố chủ đạo là nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh; phát triển nông nghiệp đa chức năng gắn với công nghiệp chế biến, thương mại và du lịch, dựa trên những lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế, thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, cơ cấu lại nông nghiệp hiệu quả, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi phát triển doanh nghiệp nông nghiệp; đẩy mạnh và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp, phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị; tăng cường chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ.

    Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường nông thôn; thu hút các doanh nghiệp đầu tư các khu xử lý chất thải tập trung quy mô liên huyện, liên tỉnh; đầu tư hạ tầng các điểm tập kết, trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt; xây dựng các mô hình xử lý chất thải sinh hoạt quy mô tập trung (cấp huyện và liên huyện), ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường; đầu tư, cải tạo, nâng cấp đồng bộ hệ thống thu gom, thoát nước thải và các công trình xử lý nước thải sinh hoạt tập trung và tại chỗ phù hợp; trong đó có phát triển các mô hình xử lý nước thải sinh hoạt quy mô hộ gia đình, cấp thôn, toàn tỉnh đã có 80/150 xã đạt tiêu chí số 17 về Môi trường và An toàn thực phẩm. Dự kiến hết năm 2023 có 105/150 xã đạt 70%.

    Thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; Năm 2023, toàn tỉnh Yên Bái đã triển khai mạnh mẽ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển mạnh ngành nghề nông thôn; phát triển du lịch nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn... Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn với nhu cầu của thị trường; hỗ trợ thúc đẩy và phát triển các mô hình khởi nghiệp, sáng tạo ở nông thôn, giúp nâng cao kiến thức, tay nghề, đảm bảo hiệu quả trong sản xuất; Sau khi triển khai Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh. Đến nay toàn tỉnh đã có 105/150 xã đạt tiêu chí số 10 về thu nhập; 114/150 xã đạt tiêu chí số 12 về lao động; 93/150 xã đạt tiêu chí số 13 về tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn. Phấn đấu đến hết năm 2023 với 107/150 xã đạt 71,3%.

    Từ những kết quả đạt được đã góp phần nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Trong đó tập trung triển khai cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ theo hướng kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái, phát huy lợi thế về địa hình, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên và hạ tầng kinh tế xã hội. Xây dựng và phát triển hiệu quả các vùng nguyên liệu tập trung, cơ giới hóa đồng bộ, nâng cao năng lực chế biến và bảo quản nông sản theo các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu chuẩn chất lượng và mã vùng nguyên liệu; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp.

    MINH THU

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/yen-bai-xay-dung-nong-thon-moi-ben-vung-a596633.html
    Yên Bái triển khai đồng bộ mục tiêu “quốc gia xây dựng nông thôn mới”

    Yên Bái triển khai đồng bộ mục tiêu “quốc gia xây dựng nông thôn mới”

    Thực hiện các chương trình chuyên đề tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) theo Bộ tiêu chí mới của giai đoạn 2021 - 2025. Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự triển khai đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, Yên Bái đã từng bước khẳng định vị trí của mình trong xây dựng nông thôn mới ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Yên Bái triển khai đồng bộ mục tiêu “quốc gia xây dựng nông thôn mới”

    Yên Bái triển khai đồng bộ mục tiêu “quốc gia xây dựng nông thôn mới”

    Thực hiện các chương trình chuyên đề tỉnh Yên Bái đã triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) theo Bộ tiêu chí mới của giai đoạn 2021 - 2025. Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự triển khai đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, Yên Bái đã từng bước khẳng định vị trí của mình trong xây dựng nông thôn mới ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

    Huyện Phú Lương, Thái Nguyên: “Quả ngọt” sau hơn 10 năm xây dựng Nông thôn mới

    Huyện Phú Lương, Thái Nguyên: “Quả ngọt” sau hơn 10 năm xây dựng Nông thôn mới

    Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, với sự vào cuộc quyết liệt, chủ động của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, sự tham gia hưởng ứng và đồng thuận cao của Nhân dân, công tác xây dựng nông thôn mới toàn huyện đã đạt được những kết quả quan trọng, làm thay đổi nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn.