Năm 2021 toàn tỉnh có 9/13 chỉ tiêu đạt và vượt so với mục tiêu đề ra về thu ngân sách nhà nước, giá trị kim ngạch xuất khẩu, tổng vốn đầu tư xã hội. Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và chỉ số hiệu quả quản lý hành chính công cấp tỉnh tiếp tục được cải thiện trên bảng xếp hạng cả nước. An sinh xã hội được quan tâm đảm bảo, thực hiện đầy đủ chính sách, hộ nghèo đa chiều còn 11,3%, số xã đạt chuẩn nông thôn mới ngày càng cao.
Với tổng vốn ngân sách về đầu tư công nhà nước đã giao cho các địa phương trong vùng theo kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ là trên 41.331 tỷ đồng. Lũy kế giải ngân từ đầu năm đến ngày 31/8/2021 tỷ lệ giải ngân chung của vùng đạt 41,96% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn bình quân cả nước (42,92%). Đưa ra giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, giải ngân vốn đầu tư công. Các kiến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
Thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, tỉnh Yên Bái đã chủ động, linh hoạt, triển khai đồng bộ, quyết liệt, sáng tạo các giải pháp để lãnh đạo, chỉ đạo với phương châm “Đổi mới, sáng tạo, quyết liệt, kỷ cương, hiệu quả”, đạt được nhiều kết quả tích cực; nỗ lực thực hiện thắng lợi mục tiêu kép “vừa phòng, chống hiệu quả dịch bệnh Covid-19, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa tập trung phát triển kinh tế - xã hội”. Qua 8 tháng đầu năm, cơ bản các chỉ tiêu, nhiệm vụ đều đảm bảo tiến độ, chất lượng; Kinh tế duy trì mức tăng trưởng khá, Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn 6 tháng đạt 5,68%; Một số chỉ tiêu kinh tế quan trọng tiếp tục có mức tăng trưởng so với cùng kỳ. Văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được chăm lo, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Đến nay, tỉnh Yên Bái là một trong số rất ít tỉnh chưa có trường hợp ca bệnh lây nhiễm hoặc khởi phát trong cộng đồng, tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt, tạo thuận lợi phát triển kinh tế-xã hội trong trạng thái bình thường mới.
Yên Bái dự kiến tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2021 đạt khoảng 7%, hoàn thành 28/32 chỉ tiêu. Đối với Kế hoạch đầu tư công năm 2021, tỉnh đã có nhiều giải pháp kịp thời, tích cực để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021, đến hết tháng 8/2021, tỉnh Yên Bái giải ngân đạt 1.567.156 triệu đồng, bằng 44,3% kế hoạch (xếp thứ 15/63 tỉnh). Dự kiến đến hết ngày 30/9/2021, Yên Bái sẽ giải ngân đạt 65%, đảm bảo theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Hướng đến năm 2022, tỉnh Yên Bái dự kiến đề ra mục tiêu phát triển với 32 chỉ tiêu chủ yếu, đồng thời đưa ra các giải pháp để chuẩn bị tốt các phương án, điều kiện để khôi phục, phát triển kinh tế, xã hội sau khi kiểm soát được tình hình dịch bệnh, trong đó: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 7,3%, tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người 50 triệu đồng, Chỉ số hạnh phúc 60,3%, Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 4.500 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư phát triển 19.000 tỷ đồng. Với mục tiêu tiếp tục huy động tối đa nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng, ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tạo đột phá có sức lan tỏa lớn; bố trí vốn theo đúng yêu cầu của Trung ương, bảo đảm vốn đầu tư công đóng vai trò dẫn dắt, thu hút các nguồn vốn từ các thành phần kinh tế, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Để thuận lợi trong triển khai kế hoạch kinh tế - xã hội 05 năm và năm 2021, tỉnh Yên Bái đã kiến nghị với Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, sớm quyết định đầu tư; ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ; giao kế hoạch trung hạn, năm 2021 cho 03 Chương trình mục tiêu quốc gia để các địa phương triển khai thực hiện; cho phép các chương trình, dự án đã ký Hiệp định tài trợ trước thời điểm Nghị định số 56, ngày 25/5/2020 có hiệu lực, tiếp tục được sử dụng nguồn vốn nước ngoài để giải ngân các khoản thuế và phí. Sớm tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 56 theo hướng đơn giản hóa các thủ tục phê duyệt đề xuất dự án, báo cáo chủ trương đầu tư, gia hạn hiệp định, sử dụng vốn dư, rút vốn, thanh toán, ký hợp đồng vay lại… để thúc đẩy giải ngân nguồn vốn ODA trong thời gian tới. Đồng thời xem xét, bổ sung kế hoạch vốn năm 2021 nguồn ngân sách Trung ương trong nước cho tỉnh Yên Bái từ số vốn điều chỉnh giảm của các bộ, ngành, địa phương khác không có khả năng giải ngân với số vốn để tỉnh có thêm điều kiện về nguồn lực giải ngân cho các dự án trọng điểm.
Cùng các hoạt động phát triển kinh tế đi đôi với đẩy mạnh phát triển du lịch an toàn trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đưa du lịch vượt qua khó khăn của dịch bệnh. Yên Bái còn triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Dự án "Hỗ trợ phát triển du lịch tỉnh Yên Bái” năm 2021 giữa tỉnh Yên Bái và tỉnh Val - de - Marne (Pháp); xuất bản 3.000 ấn phẩm quảng bá về du lịch Yên Bái với chủ đề "Yên Bái nơi hội tụ sắc màu Tây Bắc”; xây dựng dự thảo đề cương cuốn Cẩm nang du lịch Yên Bái, song ngữ Việt - Anh; tham gia trao đổi bàn về giải pháp tổ chức các hoạt động hợp tác phát triển du lịch 6 tháng cuối năm thông qua hội nghị trực tuyến 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và thành phố Hồ Chí Minh.
Bằng các giải pháp chủ động, sáng tạo, du lịch Yên Bái 9 tháng của năm đã đón khoảng 593.700 lượt khách, doanh thu ước đạt 339,6 tỷ đồng. Để hoàn thành mục tiêu kế hoạch tỉnh giao. Thời gian tới, Yên Bái sẽ triển khai các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, ổn định tâm lý cho nhân dân và du khách; kích cầu du lịch nội địa đón khách du lịch nội tỉnh, khách du lịch từ các tỉnh vùng xanh, khách đã được tiêm phòng Covid-19; phối hợp với Hiệp hội Du lịch Yên Bái hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tham gia các chương trình kích cầu du lịch, vận động các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tham gia chương trình kích cầu theo hướng giảm giá từ 10 - 40% các dịch vụ”.
Tiếp tục quản lý các hoạt động vận tải bảo đảm kiểm soát nguồn lây bệnh nhưng “không ngăn sông cấm chợ”, không gây ách tắc hay ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện khai báo y tế bắt buộc đối với tất cả người tham gia vận tải hàng hóa, vận chuyển vật tư, trang thiết bị phòng, chống dịch, sản xuất kinh doanh và ngoài lao động trong các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, xử phạt nghiêm các trường hợp không khai báo, khai báo không trung thực.
Có công văn hướng dẫn cách ly, xét nghiệm trong các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp. Qua đó, yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh, cụm công nghiệp, khu công nghiệp tổ chức test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 hàng tuần cho các đối tượng liên quan và báo cáo về Sở Y tế.
Quản lý chặt người lao động đi, đến các khu vực có dịch hoặc tham gia các sự kiện tập trung đông người có nguy cơ cao. Yêu cầu phải khai báo y tế bắt buộc đối với tất cả người lao động khu công nghiệp và những người liên quan. Việc phát triển kinh tế tập thể, HTX không chỉ là vấn đề về kinh tế, là nội hàm của tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, mà còn là vấn đề đảm bảo an sinh xã hội; thể hiện sự ưu việt của thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phù hợp với xu thế đổi mới tư duy tăng trưởng, không chạy theo tăng trưởng về số lượng mà phải thúc đẩy tăng trưởng bao trùm, gắn tăng trưởng với tiến bộ và công bằng xã hội; không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đảm bảo bình đẳng về tiếp cận cơ hội và thành quả của tăng trưởng, không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển.
Minh Thu