+Aa-
    Zalo

    Yên Bái: Phát triển hạ tầng số để hội nhập

    • Minh ThuDSPL

    (ĐS&PL) - Với đặc thù là tỉnh miền núi thuộc khu vực Tây Bắc, Yên Bái còn gặp nhiều khó khăn, thách thức của một tỉnh miền núi.

    Với đặc thù là tỉnh miền núi thuộc khu vực Tây Bắc, Yên Bái còn gặp nhiều khó khăn, thách thức của một tỉnh miền núi. Song với tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế, thu hút mọi nguồn lực, khơi dậy mạnh mẽ sức mạnh nội lực.

    Lấy nhân tố con người, người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, cũng là đối tượng phục vụ. Đến nay, Yên Bái đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng và khá toàn diện trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, thực hiện tốt các chính sách hạ tầng, an sinh xã hội.

    Áp dụng hạ tầng số trong xây dựng hạ tầng giao thông

    Bước vào thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, giai đoạn 2021-2025 trong bối cảnh trong và ngoài nước có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, do biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, xung đột địa chính trị, đã tác động đến mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội. Nhưng dưới dự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của lãnh đạo tỉnh, sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương, sự đồng lòng của cộng đồng doanh nghiệp, người dân, kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái từ đầu nhiệm kỳ đến nay đạt nhiều kết quả quan trọng. Với số lượng công trình giao thông quy mô, hiện đại đã và đang được đầu tư xây dựng là động lực giúp Yên Bái hình thành các trục kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm như: Đẩy mạnh xây dựng hạ tầng giao thông để hội nhập, giao lưu kinh tế, thương mại, phát triển văn hóa xã hội.

    Đặc biệt trong đó các đột phá phát triển nhấn mạnh, thu hút tối đa nguồn lực xã hội đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là hạ tầng giao thông (giao thông liên kết nội vùng, liên kết với vùng đồng bằng sông Hồng, vùng thủ đô Hà Nội). Phát triển thủy lợi, hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hạ tầng liên kết nông thôn với đô thị, liên kết nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ. Là cửa ngõ vùng Tây Bắc, nằm trên trung điểm của một trong những tuyến hành lang kinh tế chủ lực Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Những năm qua, từ các nguồn đầu tư, Yên Bái đã phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đa dạng, tạo cơ hội thuận lợi để hội nhập, giao lưu kinh tế thương mại, phát triển văn hóa xã hội…với các tỉnh trong vùng, các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước và quốc tế.

    Hạ tầng giao thông đang được đầu tư xây dựng tại tỉnh Yên Bái.

    Hạ tầng giao thông đang được đầu tư xây dựng tại tỉnh Yên Bái. 

    Hiện nay, những cây cầu mới như: Tuần Quán, Bách Lẫm, Văn Phú, Cổ Phúc, Giới Phiên lại có nhiệm vụ mở rộng, phát triển thành phố sang hữu ngạn sông Hồng. Bên cạnh hệ thống cầu, hàng loạt tuyến đường giao thông mang tính chất kết nối vùng, liên vùng, xoay quanh tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai tại tỉnh Yên Bái đã và đang được triển khai đầu tư xây dựng. Ngay trong những tháng đầu năm, các đơn vị thi công vẫn miệt mài huy động máy móc, phương tiện sẻ núi, dựng cầu mở đường nối Mường La (Sơn La), Than Uyên, Tân Uyên (Lai Châu), Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên (Yên Bái) với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15). Dự án có tổng mức đầu tư 1.900 tỷ đồng, với quy mô đường cấp IV miền núi có tổng chiều dài gần 70 km.

    Phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh được biết: Hệ thống các công trình cầu qua sông Hồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Yên Bái, các công trình đưa vào sử dụng đã và sẽ từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đây là động lực thu hút đầu tư xây dựng trung tâm thành phố Yên Bái mới, các khu đô thị, khu trung tâm dịch vụ thương mại, giáo dục, y tế, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và khu công nghiệp. 

    Công trình cầu Giới Phiên được hoàn thành

    Công trình cầu Giới Phiên được hoàn thành  

    Góc cảnh hạ tầng giao thông ở Yên Bái

    Góc cảnh hạ tầng giao thông ở Yên Bái

    Đến nay, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã hoàn thành 8 cây cầu vượt sông Hồng tại các huyện Văn Yên, Trấn Yên và thành phố Yên Bái. Qua đó, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương của nhân dân, rút ngắn thời gian vận tải của doanh nghiệp; thu hút đầu tư và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

    Phát triển hạ tầng số góp phần chuyển đổi số toàn diện

    Theo kế hoạch phát triển hạ tầng số đặt ra đến năm 2025, Yên Bái đã xác định rõ ràng các mục tiêu quan trọng nhằm xây dựng một hệ thống viễn thông hiện đại, đồng bộ và an toàn. Đặc biệt, tỉnh hướng đến việc đảm bảo cung cấp dịch vụ internet băng thông rộng cho 100% các thôn, bản, đồng thời mở rộng hệ thống cáp quang phủ sóng khắp mọi khu vực, đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa. Một trong những điểm nhấn của kế hoạch là việc phát triển mạnh mẽ hạ tầng công nghệ thông tin. Các trung tâm dữ liệu sẽ được xây dựng tại những khu vực trọng điểm, tạo nên một hệ thống lưu trữ và xử lý dữ liệu hiệu quả và an toàn. Đồng thời, các giải pháp điện toán đám mây sẽ được triển khai rộng rãi, giúp tối ưu hóa quá trình quản lý và sử dụng dữ liệu trong tất cả các lĩnh vực. Tăng cường các biện pháp bảo mật nhằm bảo vệ hệ thống trước các mối đe dọa từ không gian mạng. Hệ thống giám sát an ninh mạng hiện đại sẽ được thiết lập, đảm bảo khả năng phát hiện và ứng phó kịp thời với mọi sự cố an ninh. An ninh mạng cũng là một ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển hạ tầng số của Yên Bái.

    Song song với việc phát triển hạ tầng kỹ thuật, Yên Bái cũng chú trọng đến yếu tố con người. Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin và truyền thông sẽ được đẩy mạnh. Tỉnh sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực quản trị và ứng dụng công nghệ số, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ hội từ chuyển đổi số. Kế hoạch thực hiện được chia thành hai giai đoạn rõ rệt. Giai đoạn từ 2021 đến 2023 sẽ tập trung vào việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng viễn thông tại các khu vực trọng điểm và xây dựng một số trung tâm dữ liệu ban đầu. Từ năm 2024 đến 2025, hạ tầng cáp quang sẽ được mở rộng đến các khu vực nông thôn, miền núi, đồng thời mạng 5G sẽ được triển khai tại các đô thị và khu công nghiệp, tạo nên một hệ thống viễn thông mạnh mẽ, ổn định và toàn diện.

    Đưa mục tiêu phát triển hạ tầng số của tỉnh Yên Bái không chỉ là một chiến lược mang tính kỹ thuật mà còn là một bước đột phá mang tầm chiến lược, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện của tỉnh. Với những mục tiêu cụ thể và các giải pháp đồng bộ, Yên Bái đang từng bước xây dựng một hệ thống hạ tầng kỹ thuật số hiện đại, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Với sự đầu tư đúng đắn và sự quyết tâm cao độ từ các cấp lãnh đạo và các doanh nghiệp, cũng như sự ủng hộ của nhân dân, Yên Bái kỳ vọng sẽ trở thành một trong những địa phương tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số.

    Kinh tế được phát triển dựa theo sự phát triển của hệ thống giao thông.

    Kinh tế được phát triển dựa theo sự phát triển của hệ thống giao thông. 

    Đưa chuyển đổi số phát triển toàn diện, không chỉ là sự phát triển về mặt công nghệ mà còn là cơ hội để Yên Bái tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững. mục tiêu này không chỉ đơn thuần là việc xây dựng hạ tầng, mà còn là khát vọng của lãnh đạo tỉnh Yên Bái nhanh chóng đưa Yên Bái trở thành điểm sáng trên bản đồ số hóa của Việt Nam, mở ra những cơ hội mới, thách thức mới và quan trọng hơn là nâng tầm vị thế của tỉnh trong kỷ nguyên số trong thời đại mới.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/yen-bai-phat-trien-ha-tang-so-e-hoi-nhap-a441503.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.