Xuất khẩu tôm bước tiến mới cho nông sản Việt Đời Sống Pháp Luật
    +Aa-
    Zalo

    Xuất khẩu tôm bước tiến mới cho nông sản Việt

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản (Vasep) cho biết, tính đến hết tháng 7/2017, tổng giá trị xuất khẩu tôm đạt 1,9 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị

    Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản (Vasep) cho biết, tính đến hết tháng 7/2017, tổng giá trị xuất khẩu tôm đạt 1,9 tỷ USD, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu sang top 8 thị trường lớn đều tăng trưởng tốt, trừ Mỹ giảm 5,5%.

    Xuất khẩu tôm chân trắng vẫn chiếm ưu thế với tỷ trọng 63,2% tổng xuất khẩu tôm Việt Nam, tôm sú đứng thứ hai với 25,6% và tôm biển với 11,2%. Trong đó, tỷ trọng xuất khẩu tôm chân trắng và tôm biển tăng trong khi tỷ trọng tôm sú giảm so với cùng kỳ năm 2016.

    Hiện nay xuất khẩu tôm đang chiếm ưu thế tỷ trọng 63,2% tổng xuất khẩu tôm Việt Nam. Nguồn cafef.vn

    Nhật Bản vươn lên là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam thay thế cho Mỹ trong 7 tháng đầu năm nay. Lũy kế 7 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 383,8 triệu USD, tăng 35,2% so với cùng kỳ năm 2016. Nhu cầu nhập khẩu thủy sản trong đó có tôm của Nhật Bản từ năm 2016 đến nay liên tục tăng.

    Thị trường Hàn Quốc là thị trường lớn thứ 5 của việc nhập khẩu tôm của Việt Nam. Nguồn cafef.vn

    Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu lớn thứ 5 của tôm Việt Nam sau EU, Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ; chiếm 9,7% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam đi các thị trường. Đây cũng là thị trường tiêu thụ tôm chân trắng lớn thứ 3 của Việt Nam năm 2016.

    Trong 10 năm (2007-2016), xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hàn Quốc liên tục tăng trưởng dương với kim ngạch xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước. Chỉ riêng năm 2015, xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc giảm do tăng mạnh trong năm 2014 nhờ giá tôm thế giới tăng và đồng USD tăng giá. 9 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng tốt. Tính tới 15/9/2017, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Hàn Quốc đạt 243,2 triệu USD; tăng 29,8% so với cùng kỳ năm 2016.

    Tôm sú được coi là mặt hàng nhập khẩu nhiều thứ hai vào Hàn Quốc. Trong tổng xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này. Trong giai đoạn 2010-2012, tỷ trọng tôm sú chiếm từ 50-60%, tỷ trọng tôm sú giảm xuống còn 29-30%. Tỷ trọng xuất khẩu tôm sú sang Hàn Quốc giảm do sản lượng xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam giảm dần. 

    Việt Nam nằm trong top 10 thị trường nhập khẩu tôm. Nguồn tepbac

    Trung Quốc đứng thứ 3 về nhập khẩu tôm Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng tốt nhất 39,8% trong top 10 thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này trong tháng 7 đạt mức tăng trưởng 3 con số 106,3%. Lũy kế 7 tháng đầu năm, xuất khẩu sang thị trường này đạt 348,4 triệu USD.

    Sản lượng thu hoạch tôm của Trung Quốc đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây trong khi nhu cầu nhập khẩu để tiêu thụ trong nước và chế biến tái XK sang các nước khác ngày càng tăng khiến Trung Quốc là thị trường tiềm năng của các DN xuất khẩu Việt Nam.

    Vasep nhận định, 7 tháng đầu năm nay, nhu cầu nhập khẩu tôm Việt Nam có xu hướng tăng trưởng mạnh ở các thị trường châu Á. Tăng trưởng giá trị xuất khẩu tôm tại các thị trường này 7 tháng đầu năm sẽ giúp tạo đà tăng trưởng cho xuất khẩu tôm trong những tháng cuối năm.

    Kiều Trang: ( T/h )
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/xuat-khau-tom-buoc-tien-moi-cho-nong-san-viet-a206413.html
    Ăn vỏ tôm lợi hay hại?

    Ăn vỏ tôm lợi hay hại?

    Rất nhiều người tin rằng, vỏ tôm là nơi chứa nhiều canxi nhất nhờ sự cứng cáp nơi vỏ. Nhưng thực ra, vỏ tôm không phải là bộ phận chứa nhiều canxi như nhiều người nghĩ.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Ăn vỏ tôm lợi hay hại?

    Ăn vỏ tôm lợi hay hại?

    Rất nhiều người tin rằng, vỏ tôm là nơi chứa nhiều canxi nhất nhờ sự cứng cáp nơi vỏ. Nhưng thực ra, vỏ tôm không phải là bộ phận chứa nhiều canxi như nhiều người nghĩ.

    Tin cùng chuyên mục
    Nổi bật trong ngày