Lái xe biển xanh đi lấn làn đường cho xe buýt nhanh BRT đã bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính đồng thời tước quyền sử dụng GPLX 2 tháng.
Liên quan đến thông tin xe biển xanh đi vào làn đường dành cho xe buýt nhanh BRT, thông tin mới nhất, Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng Phòng CSGT đường bộ - đường sắt, CATP Hà Nội cho biết, đơn vị đã xác minh, làm rõ và xử phạt lái xe biển xanh này.
Theo đó, ngày 8/2, trên một số phương tiện thông tin đại chúng phản ánh lái xe ô tô BKS 29A - 016.46 (xe biển xanh) đi vào làn đường dành cho xe buýt nhanh BRT. Sau khi tiếp nhận thông tin, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt, CATP Hà Nội đã tiến hành, kiểm tra, xác minh lái xe vi phạm.
Clip ghi lại hình ảnh: [mecloud]cRDVDQ1zIA[/mecloud]
Căn cứ tài liệu đã thu thập, Phòng CSGT đã xác minh làm rõ người điều khiển xe ô tô BKS 29A - 016.46 vi phạm là ông Nguyễn Văn Hán (60 tuổi, trú tại quận Ba Đình, Hà Nội), hiện là lái xe của Cục Thuế thành phố Hà Nội.
Tại buổi làm việc với cơ quan chức năng, ông Nguyễn Văn Hán cho biết, khoảng 10h30 ngày 7/2, ông Hán điều khiển xe ô tô BKS 29A - 016.46 đi trên đường Lê Văn Lương theo chiều Giảng Võ hướng về Lê Văn Lương, đã đi vào làn đường dành cho xe buýt nhanh BRT.
Chiếc xe biển xanh đi lấn làn đường BRT. Ảnh Faceboook. |
Phòng CSGT đã lập biên bản và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Văn Hán với hành vi vi phạm “Điều khiển xe ô tô đi không đúng làn đường quy định” quy định tại Điểm c, Khoản 4, Điều 5, Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016; Mức phạt 1 triệu đồng, tước quyền sử dụng GPLX hạng B2 thời gian 2 tháng kể từ ngày 10/02 đến hết ngày 10/4.
Cùng ngày, Phòng CSGT đã nhận được Công văn số 4644/CT-QTTV của Cục Thuế Hà Nội cho biết, đã nghiêm khắc kiểm điểm đối với lái xe ô tô BKS 29A - 016.46 vi phạm luật giao thông và đã quán triệt đến lái xe của Cục Thuế Hà Nội chấp hành nghiêm Luật giao thông.
Đại tá Đào Vịnh Thắng khẳng định tất cả các phương tiện khi vi phạm Luật Giao thông đều bị xử lý theo đúng quy định, không phân biệt biển xanh, biển trắng, biển đỏ...
"Việc đẩy mạnh tuyên truyền cũng như xử lý nghiêm khắc đối với những hành vi vi phạm sẽ có tác dụng răn đe, tránh tái phạm, góp phần đảm bảo ATGT trên địa bàn Thủ đô, đặc biệt phòng ngừa TNGT, xây dựng văn hóa giao thông", Đại tá Thắng cho hay.
Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy các mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã nêu rõ các mức phạt cho từng đối tượng. 1. Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô Theo quy định tại điểm b khoản 7 điều 5 của Nghị định: “Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn.” 2. Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy Khoản c điểm 7 Điều 6 Nghị định quy định “phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;” 3. Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng Điều 7 Nghị định quy định: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn. 4. Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau đây: Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn; Ngoài các mức phạt hành chính trên thì người gây ra tai nạn mà bỏ trốn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 202 Bộ luật Hình sự năm 1999 1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định; b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác; c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet nên chỉ mang tính chất tham khảo. |