(ĐSPL) - Để con gái không phải tiếp tục chịu những cơn đau giằng xé, cặp vợ chồng người New Zealand buộc phải tiêm hormone giới tính để chấm dứt quá trình lớn lên của con gái.
Từ khi lên 10 tuổi, cô bé Charley Hooper mắc một căn bệnh hiếm gặp khiến cô không thể nói chuyện, đi bộ hay ngẩng đầu, nhìn thấy ánh sáng hay bóng tối như bình thường, thậm chí cô bé chỉ có trí tuệ giống với một đứa trẻ sơ sinh. Khi lớn lên, cha mẹ của cô bé sợ rằng cô sẽ quá nặng để đưa cô bé đi bất cứ đâu.
Vì thế, vợ chồng Jenn và Mark Hooper, cha mẹ của Charley đã đưa ra một giải pháp triệt để. Cặp vợ chồng người New Zealand quyết định tiêm hormon nữ giới để ngăn chặn sự lớn lên của mình. Sau đó, bé sẽ được tiến hành loại bỏ tử cung để giúp bé không đau đớn trong các chu kỳ kinh nguyệt. Hiện tại, Charley cao khoảng 1,3 mét và 24 kg và mãi mãi sẽ như vậy trong suốt phần đời còn lại của mình.
Tuy chỉ chiếm số lương nhỏ nhưng số ca mắc bệnh này đang ngày càng tăng trên khắp nước Mỹ, châu Âu và New Zealand, làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhưng kỹ thuật tiêm hormon để kìm hãm quá trình phát triển đang gây ra nhiều tranh cãi vì người ta cho rằng đây là việc làm vi phạm nhân quyền. Tuy nhiên, vơi chồng Jenn nois rằng đây là cách để giúp con gái của họ đảm bảo chất lượng cuộc sống.
"Chúng tôi không hề ngăn con làm bất cứ điều gì. Sự lớn lên mới chính là ngăn cản cô ấy làm”, Jenn nói. "Chúng tôi không lựa chọn bất cứ điều gì mà không tốt cho con gái".
Trường hợp đầu tiên được biết đến trong việc chấm dứt sự phát triển của trẻ tật nguyền để cải thiện cuộc sống từng xuất hiện trong một tạp chí y tế năm 2006. Vì muốn giữ con gái của họ và để bé có thể tham gia vào các hoạt động của gia đình khi cô lớn lên, gia đình này đã đồng ý để các bác sĩ đã cho con tiêm liều hormone cao vào cơ thể, loại bỏ tử cung để chấm dứt những cơn đau đớn.
Ngày càng có nhiều bác sĩ từng nhận được yêu cầu của các gia đình bệnh nhân để tiến hành chấm dứt sự lớn lên. Trong một cuộc khảo sát gần đây của Hiệp hội Nhi khoa Nội tiết, hầu hết các trường hợp này là ở Mỹ, và 32 trong số 284 người được hỏi cho biết họ tiêm hormone cho ít nhất một trẻ em tàn tật.
Nhưng thực tế thì việc làm này không có nghĩa là được chấp nhận rộng rãi. Nhiều bác sĩ đã xem xét các trường hợp và cho rằng biện pháp này là không cần thiết, và từ chối không kê toa. Số đông công chúng cũng vậy, nhiều người thậm chí còn phản đối và cho rằng việc làm đó thật ghê tởm.
"Mọi người đang thực sự được phát triển và trở thành những người đúng nghĩa," Margaret Nygren, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Mỹ về trí tuệ và phát triển nói. "Bạn có bao giờ mong muốn biện pháp điều trị này với bản thân mà không có sự đồng ý hoặc nhận thức của bạn? Và nếu câu trả lời là không, thì tại sao người ta vẫn muốn làm điều đó với người khác?"
Tuy nhiên, đối với cha mẹ của Charley, trước câu hỏi mà nhiều người đang tranh luận, họ cho biết họ đã luôn luôn đặt mình trong vị trí của con gái để tưởng tượng những gì con gái của họ muốn. Vì thế, họ không hối hận về điều đó.
Trước quyết định của cặp vợ chồng người New Zealand, hội đồng quản trị đạo đức địa phương đã bác bỏ điều trị này.
Vì vậy, Jenn buộc phải nhờ đến các bác sĩ ở nước ngoài và thỏa hiệp rằng các bác sĩ địa phương sẽ ddieeuf trị tại nhà cô. Sau khi được hội đồng quản trị đồng ý, gia đình Jenn đã tìm được một bác sĩ ở Hàn Quốc, người tiến hành tiêm hormon cho con gái họ. Sau khi tiêm hormon, cô bé Charly được tiến hành cắt bỏ tử cung. Điều đó cũng có nghĩa là cô bé sẽ không thể có con như bình thường.
Jenn cho biết con gái cô đã có sự cải thiện đáng kể từ khi bắt đầu dùng estrogen, và chỉ 3 ngày sau khi dùng hoóc môn liều thấp, cô bé đã không còn phải chịu đựng những cơn co giật lên đến 200 cái mỗi ngày như trước.
"Chúng tôi không mong đợi con gái của mình sống mãi mãi. Chúng tôi cũng không muốn cô ấy sống mãi mãi. Có ai muốn cuộc đời này mãi mãi?" Jenn nói. "Vì vậy, chúng tôi sẽ cho con bé có cuộc sống tốt nhất mà chúng tôi có thể khi chúng tôi vẫn còn bên con bé."
MẠC NHIÊN (Theo ctvnews)
Xem thêm video:
[mecloud]DgqK92kIJj[/mecloud]