+Aa-
    Zalo

    Xác lập tài sản vợ, chồng khi ly hôn thế nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Có thể nói rằng "nạn dịch ly hôn" đang phổ biến ở giới trẻ Việt Nam đặc biệt là thế hệ 8X, 9X vì họ nghĩ rằng "không sống được thì ly hôn".

    Có thể nói rằng "nạn dịch ly hôn" đang phổ biến ở giới trẻ Việt Nam đặc biệt là thế hệ 8X, 9X vì họ nghĩ rằng "không sống được thì ly hôn". Vậy khi ly hôn thì việc phân chia tài sản vợ chồng thế nào?

    Ly hôn có lẽ là con đường giải thoát duy nhất khi các cặp vợ chồng không thể tiếp tục đi cùng đi chung một con đường, nhưng liệu ly hôn có phải lối thoát và sau khi ly hôn, việc phân chia tài sản như thế nào? Chúng ta hãy cùng theo dõi Luật sư Dương Quốc Huy - Giám đốc Công ty Luật Vinabiz tư vấn về vấn đề này nhé!

    Thưa luật sư, trước khi kết hôn có được làm thỏa thuận xác lập tài sản không? Khi làm thỏa thuận cần lưu ý những gì?

    Căn cứ quy định tại Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
    Điều 47. Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng
    Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn”.
    Như vậy, có quyền thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng trước khi kết hôn. Thỏa thuận này có hiệu lực kể từ ngày đăng ký kết hôn.

    Những điểm cần lưu ý khi thỏa thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng
    Về nội dung thỏa thuận quy định tại Điều 48 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
    Điều 48. Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng
    Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản bao gồm:
    Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;
    Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;
    Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;

    Nội dung khác có liên quan:
    Khi thực hiện chế độ tài sản theo thỏa thuận mà phát sinh những vấn đề chưa được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì áp dụng quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32 của Luật này và quy định tương ứng của chế độ tài sản theo luật định”.

    Theo đó, vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản nhưng phải đảm bảo hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

    Thưa ông Luật hôn nhân và gia đình của nước ta hiện nay quy định thế nào về việc giải quyết tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn?

    Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về giải quyết tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn như sau:

    Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

    Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

    Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
    Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
    Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
    Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
    Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

    Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

    Tài sản riêng của vợ, chồng được xác định thế nào, thưa ông?

    Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

    Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

    Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Thưa Luật sư vậy cơ quan nào có quyền thực hiện việc phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn?

    Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn điều này.”

    Xác định tài sản để chia khi ly hôn như thế nào, thưa ông ?

    Căn cứ quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
    Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng
    Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
    Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

    Ví dụ trong trường hợp, nhà và đất là tài sản chung của người chồng và người vợ trước đã mất. Một nửa phần tài sản đó thuộc sở hữu của người chồng. Khi người chồng kết hôn với người thứ hai, một nửa tài sản đất và căn nhà trên là tài sản riêng của người chồng có trước thời kỳ hôn nhân.

    Trường hợp khi người chồng kết hôn với người thứ hai, hai vợ chồng không có thỏa thuận bằng văn bản về việc sáp nhập tài sản chung thì sau khi ly hôn nguyên tắc chia tài sản vợ chồng người vợ hiện tại không được chia số tài sản trên.

    Quan hệ tài sản nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn được giải quyết thế nào, mong Luật sư nói rõ ?

    Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

    “Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

    Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.”

    Như vậy, quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, theo Khoản 1 Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan”.

    Chia tài sản thừa kế từ bố mẹ chồng khi ly hôn như thế nào, thưa ông?

    Tài sản được thừa kế từ bố mẹ là tài sản riêng của vợ/chồng nếu không có thỏa thuận nhập vào tài sản chung thì khi ly hôn sẽ không được chia tài sản được thừa kế.
    Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
    “Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng
    Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng”.

    Ví dụ người chồng là người được thừa kế riêng phần di sản của bố mẹ để lại thì đó là tài sản riêng của chồng. Trong thời kỳ hôn nhân hai vợ chồng không có thỏa thuận bằng văn bản về việc sáp nhập tài sản chung thì sau khi ly hôn, tài sản riêng thuộc sở hữu của người chồng sẽ không có căn cứ để chia tài sản.

    Thưa Luật sư, con đã thành niên có được chia tài sản khi bố mẹ ly hôn không?

    Con đã thành niên sẽ không được chia tài sản khi bố mẹ ly hôn trừ trường hợp bố mẹ tặng cho tài sản.

    Căn cứ quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

    Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

    Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

    Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

    Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
    Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
    Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
    Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
    Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
    Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
    Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
    Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
    Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này”.

    Như vậy, về việc chia tài sản khi ly hôn chỉ đặt ra giữa vợ và chồng theo nguyên tắc tài sản chung của vợ, chồng sẽ được chia đôi (có xét tới một số yếu tố như hoàn cảnh 2 bên, công sức đóng góp tạo lập tài sản…) còn tài sản riêng của ai thì người đó sở hữu.

    Về vấn đề thừa kế, theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự 2005 thì hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Do đó, khi người chồng mất, người con có quyền được thừa kế di sản thừa kế (trừ trường hợp người chồng có để lại di chúc và truất quyền thừa kế của người con) theo quy định của pháp luật.

    Người nuôi con sau khi ly hôn có được chia nhiều tài sản hơn không?

    Người nuôi con sau khi ly hôn có được chia tài sản nhiều hơn hay không sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên, nếu không có thỏa thuận thì tài sản đó sẽ chia đôi.

    Căn cứ quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

    Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

    Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

    Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

    Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
    Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
    Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
    Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
    Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
    Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
    Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
    Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
    Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
    Tòa án nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tư pháp hướng dẫn Điều này”.

    Như vậy, theo quy định của pháp luật, việc ai là người có quyền nuôi con sau ly hôn không ảnh hưởng gì đến nguyên tắc phân chia tài sản sau ly hôn. Đây là hai vấn đề riêng biệt bởi vì nếu ai có quyền nuôi con sau khi ly hôn thì người còn lại sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

    Xin cảm ơn Luật sư đã tư vấn!

    Trên đây là những lời giải đáp của Luật sư về việc phân chia tài sản sau khi ly hôn. Hy vọng rằng, bạn đã có những kiến thức cơ bản để có thể giải quyết tốt nhất vấn đề tài sản trong cuộc sống hôn nhân, gia đình.

    Hằng Thanh


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/xac-lap-tai-san-vo-chong-khi-ly-hon-the-nao-a204759.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan