Khoảng 1.500 con cá bớp nuôi lòng của người dân trên đảo Hòn Chuối (Cà Mau) bất ngờ chết trang bước đầu xác định là do cả chính ngọc gây ra.
Chiều 13/6, liên quan đến việc cá bớp nuôi bè tại Hòn Chuối (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời) chết hàng loạt, trao đổi với PV báo VTC News, ông Đỗ Chí Sĩ - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở NNPTNT Cà Mau), cho biết, qua tham khảo một số chuyên gia hải dương học, bước đầu xác định nguyên nhân do cá chình ngọc gây ra.
Theo ông Sĩ, khi mật độ cá chình ngọc dày đặc sẽ làm giảm ô xy hòa tan trong nước, khiến cá bớp nuôi bè của người dân không hô hấp được, vì vậy cá bớp bị sốc, chết.
Sinh vật lạ ở Cà Mau nghi khiến cá bớp chết hàng loạt. Ảnh: Báo Thanh Niên |
Báo Nhân Dân dẫn lời ông Sỹ cho hay, cá chình ngọc có 36 loài được định danh trên thế giới, trong đó Việt Nam đã định danh được ba loài. Tuy không có giá về thực phẩm và kinh tế nhưng cá chình ngọc có giá trị nghiên cứu khoa học (về hình thức sống cộng sinh trong xoang bụng hải sâm và sao biển,…).
Đại diện Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau khuyến cáo, trong khi chờ cơ quan chuyên ngành tìm ra loại thuốc phòng bệnh cho cá bớp, xua đuổi sinh vật lạ quanh lồng nuôi cá bớp, trước mắt, người nuôi cá bớp ở Hòn Chuối sử dụng dụng cụ thủ công để vớt cá chình ngọc khi thấy chúng nổi lên mặt lồng nuôi cá bớp, hạn chế rủi ro.
Như báo Dân Việt đã thông tin, liên tục những ngày qua cá bớp nuôi lồng của bà con ở Hòn Chuối (thuộc khóm 1, thị trấn Sông Đốc) bị chết với khoảng 1.500 con. Trong đó hộ bị thiệt hại nặng nhất là hộ ông Huỳnh Phong Dụ bị chết hơn 1.000 con, tổng giá trị hơn 1 tỷ đồng.
Theo những người nuôi cá bớp lồng, sau khi xuất hiện sinh vật lạ thì cá bớp bị chết hàng loạt. Đây là loài sống tầng đáy của biển, nhưng không biết lý do gì loài này nổi lên mặt biển và bám vào cá nuôi, khiến cá chết. Con này khi chạm vào người, thì vùng da tiếp xúc sẽ bị bỏng.
(Tổng hợp)