+Aa-
    Zalo

    WHO chính thức ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với dịch viêm phổi do chủng mới của virus Corona

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona đã làm 170 người tử vong và hơn 7.000 người nhiễm ở 17 quốc gia trên thế giới.

    Dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona đã làm 170 người tử vong và hơn 7.000 người nhiễm ở 17 quốc gia trên thế giới.

    Tối 30/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu (PHEIC) đối với chủng mới của virus corona (2019-nCoV) sau khi Ủy ban khẩn cấp WHO nhóm họp lần thứ hai tại Geneva, Thụy Sĩ, theo các Quy định y tế quốc tế (2005).

    Cụ thể, Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus đã quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu (PHEIC) vì dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona (2019-nCoV) gây ra. Đây là loại virus gây bệnh viêm phổi khởi phát từ Trung Quốc đã làm 170 người tử vong và trên 7.000 người nhiễm ở 17 quốc gia trên thế giới.

    Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus (giữa) trong cuộc họp báo sau phiên họp kín về dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng virus 2019-nCoV gây ra, tại Geneva, Thụy Sĩ ngày 30/1/2020. Ảnh: AFP/TTXVN

    Tình trạng khẩn cấp toàn cầu là công cụ ràng buộc về mặt pháp lý quốc tế liên quan đến phòng chống dịch bệnh, giám sát, kiểm soát và phản ứng.

    Trước đó, WHO từng hai lần từ chối ban bố tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu liên quan đến virus Corona mới. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp và tốc độ lây lan nhanh của dịch bệnh này, nhiều chuyên gia trên thế giới đã kêu gọi WHO xem xét tình trạng hiện tại và đưa ra cảnh báo đại dịch toàn cầu.

    Trong thông báo được đưa ra trong cuộc họp báo tại Geneva, Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Lý do chính của quyết định này không chỉ là do những gì đang diễn ra tại Trung Quốc mà còn do tình hình dịch bệnh tại những quốc gia khác."

    Tổng giám đốc Tedros nhấn mạnh rằng quyết định tuyên bố Tình trạng khẩn cấp toàn cầu về y tế cộng đồng (PHEIC) đối với virus corona mới, chủ yếu là để bảo vệ các quốc gia khác ngoài biên giới Trung Quốc.

    Được biết, theo các quy định của WHO, PHEIC được tuyên bố khi có tình huống "bất thường", "có rủi ro sức khỏe cộng đồng đối với các quốc gia khác từ sự lây lan của dịch bệnh", "đòi hỏi một phản ứng đồng bộ của quốc tế" trong việc ngăn ngừa dịch bệnh.

    Việc chỉ định PHEIC sẽ cho phép WHO, kêu gọi các nước không đóng cửa biên giới hoặc hạn chế thương mại. Lý do vì cắt đứt du lịch và thương mại với một quốc gia đang đối phó với dịch bệnh được cho là không có khả năng ngăn chặn dịch bệnh.

    PHEIC lần đầu tiên được ban bố vào tháng 4/2009 khi xảy ra dịch cúm lợn (H1N1), sau đó được ban bố tháng 5/2014 do bệnh bại liệt, lần thứ ba trong dịch virus Ebola ở Tây Phi và lần thứ tư là khi bùng phạt dịch virus Zika ở châu Mỹ.

    Nguyễn Phượng (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/who-chinh-thuc-ban-bo-tinh-trang-khan-cap-y-te-toan-cau-doi-voi-dich-viem-phoi-do-chung-moi-cua-virus-corona-a309796.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan