+Aa-
    Zalo

    Vụ "vợ chồng Trung Nguyên" ly hôn: Vì sao bà Lê Hoàng Diệp Thảo gửi đơn "kêu cứu" khẩn cấp?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Bà Lê Hoàng Diệp Thảo gửi đơn "kêu cứu" tới Hội đồng thẩm phán TAND tối cao để xem xét hủy toàn bộ hai bản án trong vụ ly hôn của gia đình Trung Nguyên.

    Bà Lê Hoàng Diệp Thảo gửi đơn "kêu cứu" tới Hội đồng thẩm phán TAND tối cao để xem xét hủy toàn bộ hai bản án trong vụ ly hôn của gia đình Trung Nguyên.

    Ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo - Ảnh: Tri thức trực tuyến

    Bà Lê Hoàng Diệp Thảo gửi đơn kêu cứu khẩn cấp tới Hội đồng thẩm phán TAND tối cao để xem xét hủy toàn bộ đối với hai bản án phúc thẩm và sơ thẩm trong vụ ly hôn của bà với ông Đặng Lê Nguyên Vũ, đồng thời đề nghị tổ chức phiên giám đốc thẩm công khai.

    Trong đơn, bà Thảo đề nghị hủy án theo kháng nghị của VKSND tối cao vì vi phạm thủ tụng tố tụng nghiêm trọng tại 2 phiên tòa.

    Theo đó, sau khi bản án sơ thẩm được tuyên ngày 11/4/2019, VKSND TP.HCM đã có Quyết định kháng nghị và chỉ ra 11 điểm sai phạm nghiêm trọng, đề nghị Tòa án TAND cấp cao tại TP.HCM hủy bản án sơ thẩm như: Tòa đã không thu thập đầy đủ chứng cứ, vi phạm thủ tục tố tụng khi giải quyết yêu cầu phản tố của đương sự, không tổ chức đối chất, tiếp cận công khai chứng cứ,...

    Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm tháng 12/2019, theo bà Thảo, một lần nữa nhiều vi phạm trong xác định và phân chia khối tài sản chung của vợ chồng bà vẫn lặp lại, trong đó tước toàn bộ quyền cổ đông và quyền kinh doanh hợp pháp của bà Thảo tại Trung Nguyên – nơi bà vẫn đang là đồng sáng lập và đồng sở hữu.

    Sau đó, ngày 31/3/2020, Viện trưởng VKSND Tối cao đã có Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao xem xét hủy toàn bộ đối với hai bản án phúc thẩm và sơ thẩm.

    Theo đơn của bà Thảo, tất cả các công ty thuộc Tập đoàn Trung Nguyên và tài sản vô hình, hơn 14 nhãn hiệu trong đó có 2 nhãn hiệu lớn là Trung Nguyên và G7, đều do hai vợ chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân và sở hữu ngay từ những ngày đầu cho đến nay. Vì vậy, việc giải quyết phân chia tài sản chung của vợ chồng bà thiếu sự công bằng, không khách quan.

    Ngoài ra, bà Thảo còn cho rằng, cả hai cấp tòa sơ thẩm và phúc thẩm đã bỏ sót một tài sản lớn chung của cả hai vợ chồng tại Phú Quốc, không tiến hành điều tra làm rõ, không triệu tập người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, để từ đó không giải quyết phân chia, giúp cho ông Đặng Lê Nguyên Vũ hưởng lợi riêng.

    Trong đơn khiếu nại khẩn cấp của mình, bà Thảo cho hay: "Hai bản án tuyên có quá nhiều điểm vi phạm trong việc đánh giá chứng cứ (đánh giá không đầy đủ, khách quan về các chứng cứ chứng minh về nguồn gốc tài sản chung và công sức đóng góp của các đương sự), đưa thiếu người tham gia tố tụng, có dấu hiệu vi phạm các quy định của Luật doanh nghiệp khi tước quyền tự định đoạt của cổ đông bằng việc chỉ định người nhận cổ phần và người nhận trị giá tài sản.

    Những vi phạm này làm sai lệch các phán quyết của cơ quan xét xử, không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tôi mà còn khiến cho dư luận xã hội quan tâm và vô cùng bức xúc, ảnh hưởng đến niềm tin vào công lý và sự thượng tôn của pháp luật".

    Cự Giải(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vu-vo-chong-trung-nguyen-ly-hon-vi-sao-ba-le-hoang-diep-thao-gui-don-keu-cuu-khan-cap-a341354.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan