+Aa-
    Zalo

    Vụ trẻ 14 tháng tuổi bị trói chân tay: "Có thể gặp sang chấn tâm lý"

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - “Em bé bị bạo hành như vậy ở mức độ nhẹ thì có thể gặp những sang chấn về tâm lý như bé có thể lo sợ, khóc, biếng ăn hay sợ đi học...

    (ĐSPL)- “Em bé bị bạo hành như vậy ở mức độ nhẹ thì có thể gặp những sang chấn về tâm lý như bé có thể lo sợ, khóc, biếng ăn hay sợ đi học. Còn nếu ở mức độ nặng hơn thì có thể bé sẽ gặp vấn đề stress sau sang chấn. Nếu hành vi đó có kích thích quá lớn tới sức đề kháng về mặt tâm lý của trẻ thì sẽ để lại những ám ảnh, di chứng lâu dài”.

    Như báo Đời sống & Pháp luật đã đăng tải, vụ việc hai cô giáo tại trường mầm non Sơn Ca địa chỉ trên đường Hữu Nghị, TP Đồng Hới (Quảng Bình) đã có hành vi bạo lực với bé L. (14 tháng tuổi) khiến dư luận bức xúc.

    Hai cô giáo ở trường mầm non Sơn Ca đã có hành vi bạo lực với bé L. 

    Trả lời báo Đời sống & Pháp luật, Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Duy, trung tâm đạo kỹ năng sống và chăm sóc tinh thần Ý Tưởng Việt cho biết: "Việc em bé khi bị bạo lực như vậy thì ở mức độ nhẹ, bé sẽ bị những sang chấn về mặt tâm lý, tổn thương về mặt thể chất như bầm tím, chầy xước. Bé có thể lo sợ, khóc, biếng ăn hay sợ đi học.

    Còn nếu ở mức độ nặng hơn thì có thể trẻ sẽ gặp vấn đề stress sau sang chấn. Nếu hành vi đó có kích thích quá lớn tới sức đề kháng về mặt tâm lý của trẻ thì sẽ dẫn đế lại những ám ảnh, di chứng rất lâu.”

    Chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Duy có những lý giải về nguyên nhân tâm lý cũng như ảnh hưởng của những yếu tố về mặt môi trường làm việc dẫn đến hành động bạo hành của hai cô giáo đối với bé L.

    Ông cho rằng có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến tâm lý của các giáo viên nuôi dạy trẻ nhỏ. Về mặt môi trường làm việc, đó là áp lực của việc chăm sóc các bé nhiều, hoặc do lứa tuổi của các bé hay khóc, hay đòi hỏi nên người chăm sóc thường bị áp lực mệt mỏi và dễ nổi cáu. Cách mà họ khống chế trẻ nhanh nhất đó là quát mắng hay đánh trẻ.

    "Tuy nhiên, hành vi của cô giáo ở trường mầm non Sơn Ca với bé L. là không thể nào chấp nhận được. Những vấn đề tôi vừa nói trên đó là tính chất của nghề nghiệp, và nếu như một người giáo viên trông trẻ đã chấp nhận chọn nghề đó thì phải chấp nhận được đặc điểm tính chất của nghề nghiệp cho nên không thể vì môi trường làm việc hay đặc điểm của trẻ mà có thể dùng bạo lực với trẻ như vậy được", ông Duy nhận định. 

    Gần đây một số vụ việc tương tự xảy ra khiến nhiều người lo ngại về chất lượng của những trung tâm nuôi dạy trẻ nhỏ. Đề cập đến vấn đề này, ông Duy cũng đưa ra một số ý kiến: Cần phải xem xét điều kiện của việc mở những nhà trẻ, cần phải có những cuộc thanh tra, khảo sát để thẩm định lại chất lượng giáo dục của người nuôi dạy trẻ.

    Ngoài ra, điều kiện cơ sở vật chất nơi nhận trẻ phải tốt để đảm bảo sự phát triển của trẻ cũng như giảm bớt áp lực, căng thẳng cho các giáo viên. Người quản lý cũng cần chú ý đến vấn đề về tinh thần, cách bố trí giờ giấc lao động, lương,... để giáo viên cảm thấy thoải mái nhất và có thể toàn tâm toàn ý chăm sóc cho trẻ.

    Chuyên viên tâm lý Võ Minh Thành – giảng viênkhoa Giáo dục đặc biệt, trường ĐH Sư phạm TP HCM cũng cho rằng, em bé bị bạo hành như vậy không chỉ ảnh hưởng về thể chất mà song song là sự tổn thương về mặt tinh thần.

    Sự tổn thương tinh thần sẽ tồn tại trong một thời gian dài, đặc biệt là những sang chấn tâm lý kéo theo suốt cả cuộc đời. Nỗi sợ hãi, lo âu có thể trở thành những rối loạn sâu sắc, bé khó thích nghi với nhà trường và từ đó đi học không còn là một niềm vui nữa, đi học là một nỗi sợ của trẻ.

    “Trẻ bị bạo hành thường bị ảnh hưởng đến thể chất nên sự hạn chế phát triển so với trẻ bình thường. Ngoài ra những ảnh hưởng về mặt tâm lý như cảm giác sợ sệt có thể làm trẻ mất tự tin, thiếu sự phát triển những khả năng liên quan đến sự thể hiện vì nhu cầu tự vệ quá lớn. Trẻ có thể khó hợp tác, quan điểm dễ có vấn đề khi nhìn nhận về cuộc sống, nghề nghiệp. Khi không làm được việc gì hay dẫn đến hành động bạo lực hoặc trẻ rất hoảng sợ nếu gặp một người phụ nữ giống với người đã từ hành hạ mình”.

    Ông Thành nhấn mạnh việc là một người giáo viên cần phải có kỹ năng quản lý cảm xúc, khi tiếp xúc với trẻ phải niềm nở nhiệt tình, không được dùng những hành động thô bạo với trẻ.

    Ngay sau vụ việc, mẹ của bé L đã báo sự việc với Hiệu trưởng nhà trường đồng thời yêu cầu công an lập biên bản vụ việc.

    Hiện, tinh thần bé L. đã tạm ổn định khi ở bên bố mẹ nhưng những vết bầm thì vẫn còn nguyên trên cơ thể.

    NINH LAN
    Xem thêm video: 
    [mecloud]ATGQ9WAu0S[/mecloud]
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vu-tre-14-thang-tuoi-bi-troi-chan-tay-co-the-gap-sang-chan-tam-ly-a113777.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.