(ĐSPL) - Sau hơn một năm phải rời xa sân cỏ để phục vụ điều tra, vì nghi án tiêu cực cá độ bóng đá, ngày 16/9 vừa qua, cựu trung vệ Đồng Nai, Phan Lưu Thế Sơn đã nhận được quyết định đình chỉ điều tra.
Trước đó, báo Thanh niên ngày 2/4 có đăng tin: "Khởi tố bị can 6 cầu thủ Đồng Nai về tội đánh bạc". Cụ thể, theo kết luận điều tra, trước trận đấu với CLB Than Quảng Ninh vào chiều ngày 20/7/2014, Phạm Hữu Phát biết CLB Đồng Nai có 22 điểm, chắc xuất trụ hạng nên nảy sinh ý định dàn xếp tỷ số trận đấu để bán độ. Thông qua một số mối quan hệ xã hội, Phát trao đổi thông tin này với Trần Văn Ba (tức Hoàng), môi giới cá độ bóng đá.
Sau khi gặp nhau lên kế hoạch và ngã mức giá 400 triệu đồng để làm độ, Ba đã móc nối bán thông tin trận đấu với Nguyễn Phúc Thuận (tức Thuận trâu bò), ngụ ở TP. Biên Hòa, Đồng Nai giá 200 triệu đồng, đồng thời bán cho một người khác tên là Duy, trú tại quận Gò Vấp, TP. HCM với số tiền 200 triệu đồng. Trước khi trận đấu giữa CLB Đồng Nai và Than Quảng Ninh diễn ra, Phạm Văn Ba đã đưa cho Phạm Hữu Phát 325 triệu đồng.
Tuy nhiên, không lâu sau khi vướng nghi án tiêu cực, chỉ vì không dám và không thể từ chối đề nghị của các đồng đội đàn anh, Thế Sơn nhanh chóng bị CLB chủ quản là Đồng Nai thanh lý bản hợp đồng thời hạn 2 năm. Kèm theo đó là toàn bộ chế độ suốt 14 tháng qua, Sơn cũng không được đội bóng chủ quản hỗ trợ.
Cựu cầu thủ Đồng Nai Phan Lưu Thế Sơn sẽ phải đối mặt với tương lai mịt mờ sau 365 ngày xa sân cỏ |
Tuy vụ án đã được đình chỉ, nhưng Cựu cầu thủ Đồng Nai Phan Lưu Thế Sơn đối mặt với tương lai bất định sau 365 xa sân cỏ và sống trong âu lo của chàng hậu vệ 24 tuổi người Bình Thuận.
Cụ thể, về hợp đồng của Thế Sơn có điều khoản nằm ở phụ lục, ghi rõ tiền phí ký hợp đồng hỗ trợ là 400 triệu đồng/2 năm. Sơn cho biết, anh mới chỉ nhận được 1/4 số này và quy chiếu theo luật, Đồng Nai sẽ phải bồi hoàn 300 triệu còn lại, cùng 14 tháng lương (15 triệu đồng/tháng) cho Thế Sơn.
VFF sau khi được thông báo miễn điều tra với Thế Sơn, cũng không thể đứng ngoài, mà phải vào vai trọng tài để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động hoạt động trong địa hạt mà mình quản lý. Tiền đồ sự nghiệp của một cầu thủ trẻ đầy tiềm năng bị ngưng trệ, bởi những tắc trách, lỗi là do ai.
Hơn một năm qua, Thế Sơn cố gắng bám víu ở Sài thành, làm đủ thứ nghề để nuôi sống bản thân và trợ cấp gia đình, với vai trò của một lao động chính, bao gồm cả bán hàng và bưng bê, phục vụ.
Gặp lại Sơn sau thời gian dài nặng nề, nhưng phom người anh còn khá chuẩn. Sơn chia sẻ, anh vẫn rất khát khao trở lại sân cỏ, bởi "không đá bóng tôi còn có thể làm gì".
Được biết, sau khi chắc chắc mình vô tội, Sơn mới dám gõ cửa cơ quan công quyền, không chỉ để có lại quyền lợi hợp pháp, mà nhờ thông báo để xin một cơ hội trở lại sân cỏ.
HẠNH VŨ(Tổng hợp)
[mecloud]L3a13jgMJg[/mecloud]