+Aa-
    Zalo

    Vụ tai nạn và sự kỳ thị "dân tỉnh lẻ" gây bão dân mạng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Một vụ tai nạn trên đường phố Hà Nội đang thu hút sự quan tâm của đông đảo dân mạng dù không có thiệt hại về người, nhưng tính chất và ý nghĩa của sự việc...

    (ĐSPL) -  Một vụ tai nạn trên đường phố Hà Nội đang thu hút sự quan tâm của đông đảo dân mạng dù không có thiệt hại về người, nhưng tính chất và ý nghĩa của sự việc dường như khiến không ít người đau đầu.

    Vụ việc nhanh chóng được đưa lên mạng, dấy lên một làn sóng tranh luận khác nhau. Đa số ý kiến chỉ trích chàng trai đi vội, đi ẩu nên chịu hậu quả là đáng đời.

    Hôm qua trên đường phố Hà Nội có một vụ tai nạn nhỏ. Một thanh niên đi xe máy, biển số Phú Thọ, lấn sang làn đường ô tô và làm cho một chiếc Lexus LX570 rất đắt tiền móp đầu. Người qua đường chụp ảnh, đưa lên facebook, và nhanh chóng gây được sự chú ý. Vụ tai nạn không gây thiệt hại về người, nhưng mang kịch tính lớn, bởi vết móp trên chiếc xe Lexus có thể trị giá cả mấy cái xe máy mà người thanh niên kia đang đi.

    Vụ tai nạn và cuộc kỳ

    Hình ảnh vụ tai nạn được đăng tải rộng rãi trên mạng.

    Nhưng rồi rất nhanh, một vài người chú ý đến cái biển số xe 19 và bắt đầu một cuộc dèm pha, chì chiết, với luận điệu khó nghe như: "đi lại như đường làng",bọn trẻ trâu”, “bọn tỉnh lẻ”, “đáng đời cho bọn tỉnh lẻ không hiểu giao thông”, “thật đáng đời cho bọn tỉnh lẻ”,…

    Nick name Phương Nguyên gay gắt: “Đúng là dân tỉnh lẻ, lưu thông trên Hà Nội lâu nay mà vẫn chẳng hiểu hết quy định giao thông. Đáng đời làm chứ, mong rằng bị xử phạt nặng”.

    Còn Châu Long lên tiếng: “Bọn tỉnh lẻ hay đi ẩu lắm, mình nghĩ phải do bạn này đi sai mới đâm phải cái xe trị giá hàng tỉ đồng như thế chứ. Cũng phải vậy cho chừa cái tật hay phóng nhanh vượt ẩu”.

    Trước những phản ứng gay gắt đó, một số dân mạng khác lên tiếng cho rằng, câu chuyện chưa đi đến hồi kết, kẻ đúng người sai chưa được phân định rõ nên đừng ai nói lời cay nghiệt “sự việc chưa rõ, sao chửi người ta như vậy”, “biển số nào cũng là người Việt, sao nói quá đáng thế”, “ đừng nói như vậy tội người ta”,…

    Vụ tai nạn và cuộc kỳ
    Một số cho rằng khoan vội chỉ trích hãy chờ xem đúng sai thế nào?.

    Ngay cả những người quản lý đôi lúc cũng có thái độ quy trách nhiệm cho một nhóm người chung chung mang tên là “dân nhập cư” vì những bất cập trong phát triển. Câu chuyện khiến không ít người đau lòng khi nghĩ về cái được gọi là “hộ khẩu” hay dân tỉnh lẻ.

    Sự quản lý dựa trên hộ khẩu đã tạo ra cả một lĩnh vực dịch vụ giấy tờ tư pháp trong đó người ta phải chi cả chục triệu đồng cho các “cò” chỉ để đổi lấy tư cách công dân của một thành phố lớn – trong khi có thể họ đã tham gia đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của thành phố ấy, họ đã làm vai trò của một công dân tốt hơn rất nhiều người vốn có hộ khẩu khác. Khi có được biển xe, giấy tờ Hà Nội hay TP.HCM chính những người này lại quay sang kỳ thị biển xe ngoại tỉnh thậm chí kì thị chính nơi "chôn rau cắt rốn" của mình.

    Nhiều dân mạng thở dài, khi nghĩ tới sự phân biệt này biết bao giờ mới có hồi kết? Họ chỉ biết rằng sự chia rẽ miệt thị vẫn đang diễn ra khắp nơi trên phố, trong công ty, hay là trong mỗi nóc nhà, nơi một anh trai “ngoại tỉnh” đến gặp gia đình người yêu ở Hà Nội, hay có hộ khẩu con mới được theo học trường công,…

    Có lẽ đã đến lúc chúng ta cần nhìn nhận một cách nghiêm túc hơn về vấn đề hộ khẩu và cơ chế vùng miền. Có như thế chúng ta mới tạo nên được một đất nước đoàn kết và cùng nhau  phát triển lên xã hội chủ nghĩa “văn minh giàu đẹp”.

    Thuật ngữ  Apartheid vốn là tên của chế độ phân biệt chủng tộc giữa người da đen và da trắng ở Nam Phi – một chế độ mà bóng ma của nó vẫn còn hiện hữu cho đến ngày hôm nay. Khi nhắc đến chế độ này không ít người lắc đầu, thở dài bởi những hậu quả mà nó gây ra quá lớn.
    Vào tháng 6 năm ngoái, trên tờ New York Times có một bài viết dưới nhan đề “Cuộc Apartheid đô thị ở Việt Nam” của tác giả Lien Hoang khiến không ít người thắc mắc, nhiều câu hỏi đặt ra mà chưa có lời giải đáp. Rốt cuộc, Apartheid này, ai đang kỳ thị ai?
    Độc giả sẽ dễ dàng đoán ra rằng New York Times nói đến cái gì. Đó là sự kỳ thị người ngoại tỉnh ở các thành phố lớn – một cuộc apartheid dựa trên cái gọi là “hộ khẩu”. Chỉ vì câu chuyện về cái được gọi là “hộ khẩu”, cơ chế vùng miền đã tạo nên không ít câu chuyện "cười ra nước mắt ở Việt Nam.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vu-tai-nan-va-su-ky-thi-dan-tinh-le-gay-bao-dan-mang-a30078.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan