+Aa-
    Zalo

    Vụ nổ súng 3 người thương vong ở Thái Nguyên: Nghi phạm chết, giải quyết bồi thường thiệt hại thế nào?

    (ĐS&PL) - Nếu gia định bị hại có yêu cầu về việc bồi thường thiệt hại thì vẫn có thể tiến hành khởi kiện trong một vụ án dân sự đối với những người thừa kế của người đã thực hiện hành vi phạm tội.

    Công an tỉnh Thái Nguyênđang điều tra nguyên nhân vụ nổ súng khiến 2 người chết, 1 người bị thương, xảy ra sáng 15/2 tại xóm Tân Tiến (xã Dân Tiến, huyện Võ Nhai, Thái Nguyên).

    Theo Công an tỉnh Thái Nguyên, khoảng 9h50 ngày 15/2, trong lúc ông Lê Văn T. (51 tuổi) và bà Phạm Thị Đ. (51 tuổi, vợ ông T.) đang xây tường rào cho gia đình con trai là anh Lê Văn Vinh (30 tuổi, trú xóm Tân Tiến) thì bị Lê Văn Hữu (41 tuổi, trú xóm Tân Tiến) đứng trên tầng 2 nhà Hữu dùng súng bắn.

    Hậu quả, ông T. tử vong tại chỗ; bà Đ. bị thương nặng, được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện T.Ư Thái Nguyên. Sau khi bắn vợ chồng ông T., Hữu dùng súng tự tử.

    Công an tỉnh Thái Nguyên cho biết, bước đầu xác định Hữu và những người liên quan có phát sinh mâu thuẫn cá nhân trong việc vay nợ tiền nên xảy ra vụ việc.

    vu no sung 3 nguoi thuong vong o thai nguyen nghi pham chet giai quyet boi thuong thiet hai the nao1

    Hiện trường vụ việc. (Ảnh: Thanh niên)

    Trước thông tin nghi phạm tự sát, dư luận đặt câu hỏi vụ việc sẽ được giải quyết như thế nào? Trao đổi với PV ĐS&PL, luật sư Vũ Quang Bá – Công ty Luật TNHH AB & Partners, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội cho hay, trong trường hợp cơ quan điều tra xác định nghi phạm là người duy nhất thực hiện hành vi phạm tội, không có đồng phạm khác, nay nghi phạm đã chết khi đó vụ án sẽ không được khởi tố, do thuộc một trong các trường hợp không khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại khoản 7, Điều 157, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

    Theo luật sư Vũ Quang Bá, thực tế trong các vụ án hình sự, không chỉ có quan hệ pháp luật hình sự mà còn làm phát sinh quan hệ dân sự, tố tụng dân sự, đó là quan hệ về bồi thường thiệt hại. Nếu vụ án được khởi tố trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự sẽ được xem xét, trong khi xét xử vụ án hình sự để người bị hại không phải khởi kiện thêm vụ kiện dân sự.

    Tuy nhiên, trong những vụ án mà người thực hiện hành vi phạm tội chết trước khi vụ án được khởi tố, hoặc chết trước khi vụ án được xét xử. Khi đó, sẽ không có phiên tòa hình sự nào được diễn ra, do vụ án không được khởi tố hoặc bị đình chỉ vụ án. Trong trường hợp này, cơ quan điều tra sẽ có những kết luận về hành vi của người thực hiện hành vi phạm tội trong quá trình xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ. Gia đình bị hại có thể dựa trên những tài liệu này để làm căn cứ yêu cầu bồi thường thiệt hại khi vụ việc được giải quyết tại tòa án.

    "Do đó, mặc dù vụ án không được khởi tố, nhưng nếu gia định bị hại có yêu cầu về việc bồi thường thiệt hại thì vẫn có thể tiến hành khởi kiện trong một vụ án dân sự đối với những người thừa kế của người đã thực hiện hành vi phạm tội theo quy định tại Điều 615 Bộ luật dân sự 2015 về việc thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại", luật sư Vũ Quang Bá nhấn mạnh.

    Việt Hương

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vu-no-sung-3-nguoi-thuong-vong-o-thai-nguyen-nghi-pham-chet-giai-quyet-boi-thuong-thiet-hai-the-nao-a528561.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan