+Aa-
    Zalo

    Vụ nam sinh lớp 10 bị nhóm bạn đánh gãy xương mũi ở Bình Định: Sở GD&ĐT yêu cầu tăng cường nắm bắt học sinh

    (ĐS&PL) - Liên quan đến vụ nam sinh lớp 10 ở Bình Định bị nhóm bạn đánh hội đồng, nhập viện trong tình trạng bị gãy xương chính mũi, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh chỉ đạo tăng cường nắm bắt, theo dõi mâu thuẫn phát sinh trong học sinh.

    Liên quan đến vụ nam nam sinh lớp 10 bị nhóm bạn đánh gãy xương mũi ở Bình Định, chiều 21/12, theo Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, lãnh đạo Sở GD&ĐT Bình Định cho biết, đơn vị đã ban hành văn bản tăng cường công tác phòng ngừa tình trạng bạo lực liên quan đến học sinh.

    Cụ thể, nội dung văn bản nêu, hằng năm, Sở GD&ĐT đều có văn bản chỉ đạo công tác giáo dục chính trị và công tác học sinh, học viên để hướng dẫn các cơ sở giáo dục trong tỉnh tổ chức các hoạt động cụ thể nhằm tiếp tục tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, công chức, viên chức và học sinh gắn với việc củng cố nền nếp, kỷ cương, dân chủ trong nhà trường;

    vu nam sinh lop 10 bi nhom ban danh gay xuong mui o binh dinh giam doc so gd dt chi dao khan 1
    Em Thương bị nhóm bạn đánh đội đồng đến mức nhập viện. Ảnh: Lao Động

    Bên cạnh đó là xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống và ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn còn xảy ra tình trạng bạo lực liên quan đến học sinh.

    Qua vụ việc xảy ra tại trường Trung học phổ thông số 3 An Nhơn, Sở GD&ĐT yêu cầu thủ trưởng các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh thực hiện nội dung chỉ đạo.

    Cụ thể, khẩn trương rà soát lại việc thực hiện các văn bản chỉ đạo công tác phòng ngừa bạo lực học đường; trong đó có Quy chế phối hợp số 679/QC-CAT SGDĐT ngày 11/4/2017 giữa Sở GD&ĐT và Công an tỉnh Bình Định về bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành Giáo dục;

    Các văn bản của Sở GD&ĐT như Công văn số 2376/SGDĐT-GDTrH ngày 27/12/2018 về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng ngừa bạo lực học đường; Công văn số 894/SGDĐT-TTr ngày 08/05/2019 về việc thực hiện công tác đảm bảo an ninh, an toàn trường học, phòng chống bạo lực học đường; Công văn số 1612/SGDĐT-GDTrH ngày 20/8/2019 về việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 588/KH-BGDĐT ngày 10/7/2019 của Bộ GDĐT về phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên; Công văn số 2530/SGDĐT-VP ngày 26/10/2022 về việc tăng cường công tác phòng ngừa tình trạng bạo lực liên quan đến học sinh; Công văn số 759/SGDĐT-GDTrH ngày 05/04/2023 về tăng cường bảo đảm an toàn trường học.

    Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng, chống ma túy; phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục; xây dựng ý thức “thượng tôn pháp luật” nhằm ngăn ngừa vi phạm pháp luật.

    "Tăng cường nắm bắt, theo dõi các mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ học sinh, học viên để giải quyết kịp thời; không để mâu thuẫn kéo dài, chậm giải quyết, dẫn đến tình trạng học sinh, học viên tự giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực", Giám đốc GD&ĐT Bình Định Đào Đức Tuấn chỉ đạo.

    Trong nội dung văn bản, lãnh đạo Sở nêu, căn cứ tình hình cụ thể của nhà trường, địa phương, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục có giải pháp cụ thể để tăng cường công tác phối hợp với chính quyền, các đoàn thể, phụ huynh trong giáo dục học sinh, phát huy vai trò của tổ chức Đoàn - Hội - Đội, tổ tư vấn trong nhà trường, nêu cao trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc thường xuyên theo dõi, nắm bắt và giải quyết kịp thời các mâu thuẫn (nếu có) phát sinh trong nội bộ học sinh, học viên.

    Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, học viên; tăng cường kỹ năng thực hành; chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học; tổ chức giáo dục kỹ năng sống quy định của Sở GD&ĐT; phối hợp với tổ chức Đoàn - Hội - Đội rà soát, quản lý chặt chẽ về nội dung, hình thức các hoạt động ngoại khóa, các trò chơi (trên môi trường mạng hoặc tương tác trực tiếp) có nội dung, hình thức bạo lực, phản cảm, không phù hợp với văn hóa dân tộc, chuẩn mực đạo đức xã hội.

    "Trong thời gian tới, Sở GD&ĐT tiếp tục kiểm tra công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục để tiếp tục xây dựng, bổ sung các giải pháp ngăn ngừa bạo lực học đường", lãnh đạo Sở nêu trong văn bản.

    Mới đây, ngày 20/12 nhóm học sinh thuộc trường THPT số 3 An Nhơn gây gổ đánh nhau, nhiều học sinh chia sẻ thông tin chưa chính xác trên mạng xã hội, gây bức xúc trong dư luận xã hội, làm tổn thương uy tín của ngành.

    "Theo đề nghị của Trường THPT số 3 An Nhơn, Công an thị xã An Nhơn điều tra, xử lý vụ việc này. Nguyên nhân dẫn đến vụ việc này là các mâu thuẫn phát sinh trong nội bộ học sinh mà nhà trường, phụ huynh chưa sâu sát nắm bắt và giải quyết kịp thời", lãnh đạo Sở cho biết.

    Sức khoẻ nam sinh bị bạn đánh đã dần ổn định

    Sáng 21/12, chia sẻ trên báo Người Lao Động, bác sĩ Đỗ Xuân Thế - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định - cho biết hiện sức khỏe của em Nguyễn Thành Thương (học sinh lớp 10A4 Trường THPT số 3 An Nhơn, thị xã An Nhơn) đã dần ổn định.

    Trước đó, em Thương nhập viện cấp cứu trong tình trạng bị gãy xương chính mũi và ra nhiều máu, mắt bầm tím. Theo bác sĩ Thế, bệnh viện đang chờ sức khỏe và tinh thần em Thương hồi phục tốt sẽ tiến hành chỉnh hình lại xương chính mũi.

    Theo thông tin ban đầu, khoảng 11h15 ngày 20/12, sau khi hết giờ học, khi em Nguyễn Thành Thương vừa bước ra khỏi lớp thì bất ngờ bị em Bùi Anh Phi (học sinh lớp 10A5 cùng trường) xô ngã rồi đánh tới tấp vào mặt, vào đầu. Sau đó, một nhóm học sinh học cùng lớp em Phi tiếp tục xông vào hành hung em Thương, khiến em này bị thương ở mũi và vùng mặt.

    Trước đó, em Thương nhập viện cấp cứu trong tình trạng bị gãy xương chính mũi và ra nhiều máu, mắt bầm tím. Theo bác sĩ Thế, bệnh viện đang chờ sức khỏe và tinh thần em Thương hồi phục tốt sẽ tiến hành chỉnh hình lại xương chính mũi.

    XEM THÊM: Vụ sập trần gỗ lớp học ở Nghệ An: "Nhiều bạn hoảng loạn chạy ra ngoài, kêu cứu"

    Phát hiện sự việc, lãnh đạo Trường THPT số 3 An Nhơn đưa em Thương đến Trạm Y tế xã Nhơn Thọ (thị xã An Nhơn) để sơ cứu ban đầu, sau đó chuyển xuống Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định cấp cứu; đồng thời mời phụ huynh những em học sinh liên quan vụ việc đến làm việc và báo cáo cơ quan công an xử lý.

    Thục Hiền(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vu-nam-sinh-lop-10-bi-nhom-ban-danh-gay-xuong-mui-o-binh-dinh-so-gddt-yeu-cau-tang-cuong-nam-bat-hoc-sinh-a604384.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Vụ

    Vụ "11 học sinh bán trú ăn 2 gói mì tôm chan cơm": Sở GD&ĐT Lào Cai yêu cầu các trường lắp camera giám sát bếp ăn

    Liên quan đến vụ phát hiện bữa ăn của các em học sinh Trường PTDTBT Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 (huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai) không đảm bảo chất lượng gây bức xúc dư luận, mới đây Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai đã ban hành công văn tăng cường công tác quản lý thực hiện chế độ chính sách cho học sinh, giáo viên...