(ĐSPL) - Vừa qua, sự việc một cán bộ của TP. Hà Nội hành hung cụ ông đến nhập viện đang gây xôn xao dư luận, Sở Ngoại vụ đã lên tiếng về sự việc trên.
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin miêu tả một cụ ông 76 tuổi đi tập thể dục đến đoạn đường Trần Đại Nghĩa (gần khu tập thể ĐH Bách khoa Hà Nội) thì bị một cô gái trẻ đi xe máy trái chiều húc ngã.
Sau khi va chạm với cô gái, cụ ông này bị một người đàn ông được cho là “cán bộ” của thành phố Hà Nội hành hung đến mức phải nhập viện.
Cụ ông 76 tuổi bị hành hung đến nhập viện. |
Theo lãnh đạo Sở Ngoại vụ, ông Nguyễn Đức Hoàng là Phó giám đốc phụ trách Trung tâm dịch vụ đối ngoại, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Ngoại vụ Hà Nội. Từ tháng 9/2016, UBND TP.Hà Nội đã có quyết định bỏ tên trung tâm này, trung tâm cũng không còn trực thuộc Sở Ngoại vụ mà sáp nhập vào Trung tâm xúc tiến đầu tư du lịch TP.Hà Nội. Tuy nhiên, về mặt nhân sự, ông Hoàng vẫn là cán bộ thuộc quản lý của Sở Ngoại vụ.
Dân trí đưa tin, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho hay, qua báo chí phản ánh, ông đã nắm được thông tin một cán bộ được cho là thuộc Sở Ngoại vụ hành hung một cụ ông 76 tuổi khi đi tập thể dục. “Tôi đã nghe thông tin, bây giờ phải giao cho anh em kiểm tra”, ông Hoàng Trung Hải nói.
Điều 104 BLHS 1999 sửa đổi bổ sung 2009 quy định: 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ hành hungsáu tháng đến ba năm: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Có tổ chức; g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người, hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo. |
Quang Hưng (tổng hợp)
Clip đang được xem nhiều: [mecloud]K620XwgvhB[/mecloud]