Ngay sau khi cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung, ngày 6/5, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định thành lập ngay một tổ công tác có nhiệm vụ kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn việc lấy mẫu xét nghiệm các loại cá và hải sản trên địa bàn.
Tổ công tác gồm: Ông Lê Ngọc Châu, Giám đốc Sở Y tế; Ông Phan Văn Hùng, Chi cục trưởng Chi cục VSATTP; ông Nguyễn Lương Tâm, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng...
Thay mặt tổ công tác, ông Lê Ngọc Châu có Văn bản 801/SYT-KHTC gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh xin chuyển về Chi cục VSATTP số tiền: 20 triệu đồng tiền xăng xe; 30 triệu đồng mua mẫu; 15 triệu đồng vận chuyển mẫu; 40 triệu đồng xử lý mẫu... Số tiền này chủ yếu phục vụ cho việc xét nghiệm độc hại trong các kho hải sản đông lạnh.
UBND tỉnh Hà Tĩnh sau đó đã ra Quyết định số 1421/QĐ- UBND, trích ngân sách 150 triệu đồng cấp cho Chi cục VSATTP bố trí kinh phí nêu trên.
Quyết định số 1421 của UBND tỉnh Hà Tĩnh trích ngân sách 150 triệu đồng, cấp cho Chi cục VSATTP phục vụ công tác lấy mẫu hải sản kiểm tra. |
Thế nhưng, trong quá trình lấy mẫu xét nghiệm, tổ công tác đã không tiến hành niêm phong, dẫn đến hàng chục tấn hải sản nhiễm độc bị bán ra thị trường. Khi chúng tôi thắc mắc về vấn đề này, ông Trần Xuân Dâng cho rằng, để xảy ra sự cố này, là do không có kinh phí (?!).
“Về nguyên tắc là phải niêm phong, nhưng do không đủ kho để chứa và cũng không có kinh phí để thu gom toàn bộ số cá trên”, ông Dâng đã đưa ra lý do như vậy.
Việc cá không được niêm phong được cho là do không có kinh phí thu gom? |
Lúc này, câu hỏi mà dư luận băn khoăn là: Số tiền 150 triệu UBND tỉnh Hà Tĩnh đã cấp cho Chi cục VSATTP để làm gì? 150 triệu trích từ ngân sách đã được sử dụng đúng mục đích chưa? Nhiều vấn đề liên quan đến sự cố nghiêm trọng này phải được xử lý?
NHÓM PVMT
Nguồn: Người đưa tin
[mecloud]wZq4dhYHnc[/mecloud]