+Aa-
    Zalo

    Vụ đường dây cờ bạc nghìn tỷ Rikvip: Thẻ cào có là kẻ tiếp tay?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Theo ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam thì nếu không sử dụng thẻ cào điện thoại, các đối tượng cầm đầu đường dây cờ bạc vẫn có thể tung ra những loại

    Theo ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam thì nếu không sử dụng thẻ cào điện thoại, các đối tượng cầm đầu đường dây cờ bạc vẫn có thể tung ra những loại phương tiện thanh toán trung gian khác như thẻ game oline.

    Chia sẻ với PV báo Người Đưa Tin, ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam cho biết, hiện nay, luật chưa có quy định cấm dùng thẻ cào điện thoại vào việc thanh toán game online: “Trên nguyên tắc, những điều mà luật pháp không cấm thì người dân và các tổ chức doanh nghiệp có quyền được làm. Quan trọng là ở góc độ quản lý, ngân hàng Nhà nước (NHNN), bộ Thông tin & truyền thông (TT&TT) quy định ra sao về vấn đề này? Nếu không có sự thống nhất với nhau thì sẽ có những khoản bị chồng chéo, bỏ trống, anh này tưởng anh kia quản lý rồi nên thôi, cuối cùng tất cả đều bỏ ngỏ và chuyện bị lợi dụng sẽ là không tránh khỏi”.

    Cũng theo ông Liên, hiện nay nhiều người thường đặt ra câu hỏi, liệu thẻ cào điện thoại có tiếp tay cho hành vi phạm tội, cờ bạc, rửa tiền hay không? Về vấn đề này, không thể nói là tiếp tay, bởi lẽ nếu là tiếp tay phải có thêm rất nhiều yếu tố khác nữa.

    Trên thực tế, phương tiện thanh toán trung gian này (thẻ cào) đang giúp được rất nhiều cho việc phát triển thương mại điện tử. Chỉ là chúng ta thiếu cơ chế quản lý chặt chẽ thì bị lợi dụng. Vì vậy, sau khi vụ việc đường dây cờ bạc nghìn tỷ Rikvip diễn ra, đã đến lúc các cơ quan có liên quan bao gồm NHNN, bộ TT&TT, thuế phải ngồi lại với nhau để tìm ra một phương pháp quản lý phù hợp.

    Cuộc sống số - Vụ đường dây cờ bạc nghìn tỷ  Rikvip: Thẻ cào có là kẻ tiếp tay?

    Thẻ cào điện thoại bị lợi dụng làm phương tiện trung gian thanh toán cho các đối tượng trong đường dây cờ bạc Rikvip.

    Vị chuyên gia này phân tích, nếu thẻ cào chỉ để thanh toán tiền cước viễn thông của nhà phát hành (nhà mạng) thì nó được xem là phương tiện thanh toán. Đã là phương tiện thanh toán thì sẽ thuần vào khái niệm nghiệp vụ, thuộc sự quản lý của bộ TT&TT. Còn khi nó được sử dụng để thanh toán cho những nhà cung cấp dịch vụ khác thì lúc này nó lại mang bản chất của phương tiện tài chính, được xem như một loại tiền ảo, tương đương với dòng tiền luân chuyển trong ngân hàng giữa người bán và người mua, phải được quản lý bởi NHNN chứ không chỉ riêng bộ TT&TT nữa.

    Ngoài ra, liên quan đến phương tiện tài chính thì bộ Tài chính, cụ thể ở đây là Thuế sẽ phải có trách nhiệm kiểm soát, đối chiếu và thực hiện các nghiệp vụ tài chính đối với phương tiện này để tránh gây thất thoát cho Nhà nước.

    “Chúng ta không thể nào đổ lỗi thẻ cào điện thoại tiếp tay cho cờ bạc được, bởi lẽ, ngoài nguồn thanh toán bằng thẻ cào điện thoại, người ta còn dùng cả thẻ game để thanh toán nữa. Rõ ràng, các con bạc có thể và đã thực hiện thanh toán theo các hình thức khác, thẻ cào chỉ là bị lợi dụng vì nó tiện lợi, dễ mua, có ở khắp nơi mà thôi”, ông Vũ Hoàng Liên cho biết.

    Chủ tịch Hiệp hội Internet nhấn mạnh thêm sự bức thiết cần có một cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hữu quan trong việc quản lý tiền ảo trên game. Theo đó, ngoài tiền quy đổi, người chơi game online còn có điểm thưởng, bản chất công cụ này là một sở hữu cá nhân, nó hoàn toàn có thể được quy đổi, trao đổi lẫn nhau. Nếu như không quản lý tiền sở hữu cá nhân trên game thì cũng có thể xuất hiện việc gian lận, lừa đảo, trốn thuế, rửa tiền.

    Nguồn: Người Đưa Tin

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vu-duong-day-co-bac-nghin-ty-rikvip-the-cao-co-la-ke-tiep-tay-a223621.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan