+Aa-
    Zalo

    Vụ Chủ tịch và Tổng giám đốc Alibaba bị bắt: Luật sư nói gì?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nếu công an kết luận các bị can có hành vi chiếm đoạt tài sản của các bị hại với giá trị trên 500 triệu hoặc trường hợp khác sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.

    "Nếu cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền kết luận các bị can trong vụ án có hành vi chiếm đoạt tài sản của các bị hại với giá trị trên 500 triệu đồng hoặc trường hợp khác sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định", luật sư nhận định.

    Bị can Nguyễn Thái Lĩnh - Ảnh: Bộ Công an

    Trưa 18/9, cả trăm cảnh sát có mặt tại trụ sở công ty cổ phần địa ốc Alibaba nằm ở 120-122 Kha Vạn Cân (quận Thủ Đức, TP.HCM).

    Cơ quan CSĐT bộ Công an phối hợp với Công an TP.HCM đã thực hiện lệnh bắt Chủ tịch HĐQT Alibaba Nguyễn Thái Luyện và Tổng giám đốc Nguyễn Thái Lĩnh (em trai ông Luyện). Cả hai bị cáo buộc hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Kết quả xác minh của Công an TP.HCM cho thấy Nguyễn Thái Lĩnh cùng đồng phạm đã lập công ty địa ốc Alibaba và các công ty thành viên ở nhiều tỉnh phía nam rồi tự vẽ các dự án không có thật, chưa làm thủ tục pháp lý, chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép cho làm dự án… để huy động tiền của hàng nghìn khách hàng.

    Căn cứ kết quả điều tra, ngày 18/9, Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại công ty Alibaba và các công ty có liên quan.

    Trao đổi với PV về hình phạt áp dụng cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, luật sư Hoàng Kim Thoa, Công ty luật TNHH MTV QTC dẫn Khoản 4 Điều 174 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định: Người phạm tội chiếm đoạt tài sản từ 500 triệu đồng trở lên hoặc từ 200 triệu đến dưới 500 triệu nhưng rơi vào các trường hợp sau: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại thì có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc chung thân.

    Luật sư Thoa dẫn khoản 5 Điều 174 Luật này còn quy định thêm: "Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

    "Như vậy, nếu cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền kết luận các bị can trong vụ án có hành vi chiếm đoạt tài sản của các bị hại với giá trị trên 500 triệu đồng hoặc trường hợp khác sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định", luật sư Thoa nhấn mạnh.

    Luật sư Hoàng Kim Thoa, Công ty luật TNHH MTV QTC

    Cũng theo Luật sư Thoa, căn cứ Điều 48 BLHS về việc trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi công khai. Nếu người bị hại có các tài liệu hợp pháp để chứng minh với cơ quan tố tụng hình sự về việc bị các bị can trong vụ án xâm phạm đến tài sản hợp pháp của mình thì tùy từng trường hợp mà cơ quan tố tụng có thẩm quyền có thể xem xét trả tài sản cho người bị hại hoặc họ có thể lấy lại tài sản sau khi có bản án hiệu lực của Tỏa án có thẩm quyền.

    Ngoài ra, Theo quy định pháp luật hiện hành thì người bị hại có thể làm đơn đề nghị kèm theo tài liệu chứng minh là mình có tài sản bị người phạm tội chiếm đoạt tới cơ quan tố tụng hình sự có thẩm quyền để tránh việc tẩu tán tài sản của người phạm tội, mục đích phong tỏa tài sản, phong tỏa tài khoản của bị can để đảm bảo thi hành án.

    "Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp được thành lập hợp pháp, có quá trình kinh doanh và quảng cáo tốt, nhưng người dân không thể biết được nội dung hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khi giao dịch dân sự họ thường làm hồ sơ có đảm bảo về hình thức, nội dung hợp đồng, và khi một bên cố tình ẩn giấu thông tin thật để thực hiện giao dịch giả tạo, giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật thì người dân rất khó phát hiện.

    Theo đó, để tránh làm nạn nhân của những hành vi lừa đảo của các tội phạm lừa đảo chuyên nghiệp, khi quyết định đầu tư hoặc mua bán bất động sản thì người dân nên tìm hiểu về chủ đầu tư, kiểm tra tính hợp pháp của BĐS, hồ sơ pháp lý của dự án…và có thể nhờ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức có chức năng tư vấn để tránh những rủi ro thiệt khi quyết định đầu tư hay mua bán bất động sản"., Luật sư Thoa khuyến cáo.

    PV

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vu-chu-tich-va-tong-giam-doc-alibaba-bi-bat-luat-su-noi-gi-a293738.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan