+Aa-
    Zalo

    Vụ bắt 230.000 ống thuốc “kích phọt” và nỗi kinh hãi trên bàn ăn

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Hàng loạt vụ bắt giữ thuốc “kích phọt” vừa được cơ quan chức năng phát hiện, báo động về tình trạng người trồng rau sử dụng thuốc kích thích quá độc, liều lượng cao, bất chấp việc “chuốc họa” cho người tiêu dùng.

    (ĐSPL) - Hàng loạt vụ bắt giữ thuốc “kích phọt” vừa được cơ quan chức năng phát hiện, báo động về tình trạng người trồng rau sử dụng thuốc kích thích quá độc, liều lượng cao, bất chấp việc “chuốc họa” cho người tiêu dùng. 

    Người bán “im ắng” sau vụ bắt giữ "khủng"

    Theo tìm hiểu của PV Báo ĐS&PL, loại thuốc có tên “kích phọt” được những người trồng rau, củ, quả gọi là thuốc “vươn cành”. Chỉ cần sở hữu những lọ thuốc này, người nông dân đã có “bí kíp” kích thích rau, quả lớn nhanh theo ý muốn và thu lãi gấp đôi, gấp ba lần.

    Chúng tôi tìm đến cánh đồng rau Yên Duyên, Văn Điển, hai vựa rau lớn của Hà Nội, mỗi ngày cung cấp gần chục tấn rau các loại ra thị trường để tìm hiểu về loại thuốc “kích phọt” đang được sử dụng rộng rãi trong trồng trọt. Dạo qua một số cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật ở đây, khi PV ngỏ lời mua thuốc “kích phọt”, hầu hết người bán đều “cảnh giác”, lắc đầu không bán. Không biết những cửa hàng chuyên cung cấp thuốc bảo vệ thực vật này không kinh doanh mặt hàng cấm thật hay chỉ “im ắng” sau vụ bắt giữ 230.000 ống “kích phọt” rau, quả có nguồn gốc từ Trung Quốc của lực lượng chức năng mới đây?

    Ngày 7/5, theo ghi nhận của PV, những loại thuốc “kích phọt” rau quả không được bày bán ở bất kỳ một cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật nào trên địa bàn Hà Nội. Đặc biệt những người “nông dân giả” như chúng tôi không dễ gì để mua được loại thuốc kích thích rau, quả đó. Đến khu vực dốc Bưởi (Hoàng Hoa Thám, Hà Nội), nơi lâu nay vẫn được xem là “thủ phủ” của thuốc “kích phọt”, tôi cũng  không thể mua nổi loại thuốc này dù đã “uốn bảy tấc lưỡi”. Nhưng theo bật mí của một chủ tiệm bán cây cảnh trên đường Hoàng Hoa Thám thì hiện trên thị trường có bán loại thuốc giúp rau vươn cành nhanh. Thuốc này có hai loại: Loại bột và loại nước. Loại viên là 9.000 đồng /viên, dạng sủi, thả vào trong nước sẽ tan. Loại thứ hai là dạng nước, được đóng trong một chiếc lọ nhỏ khoảng bằng ngón chân, không màu, không mùi và giá bán chỉ 4.000 đồng /lọ. Cả hai loại này đều là hàng Trung Quốc. Khi PV hỏi không bán thuốc “kích phọt” sao lại biết rõ về loại thuốc này, ông chủ bán cây cảnh chỉ cười cười: “Tôi cũng chỉ nghe nói vậy?!”.

    Cũng theo tìm hiểu của PV, người trồng rau thường dùng các loại thuốc Super Seeds với công dụng siêu ra hoa đậu trái, kích thích ra hoa và đậu quả... Loại thuốc này được quảng cáo tăng khả năng chuyển hóa, giúp cây lớn nhanh, mã đẹp trong thời gian ngắn.

    Mặc dù, khi tìm hiểu thực tế tại các cửa hàng chuyên kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, PV ghi nhận việc mua bán thuốc “kích phọt” rất im ắng. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng lại bắt giữ hàng loạt những vụ vận chuyển thuốc “kích phọt” với khối lượng lớn. Một cán bộ chi cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội cho rằng, thị trường buôn bán thuốc kích thích tăng trưởng thực vật cấm diễn ra “ngầm”, những vụ phát hiện chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm”. 

    Đại diện đội Quản lý thị trường số 13 (chi cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội) cho biết, ngày 6/5, đơn vị này đã phối hợp cùng phòng Cảnh sát điều tra an ninh kinh tế (Công an thành phố Hà Nội) phát hiện và tịch thu 230.000 tuýp hóa chất kích thích chuyên dùng để tăng trưởng các loại rau, củ, quả... và hàng trăm chai dung dịch nhỏ không có nhãn mác được đựng trong các bao tải tại kho hàng nông sản của bà Nguyễn ánh Tuyết, ở thôn Nội, xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức. Phần lớn hóa chất kích thích tăng trưởng thực vật bị bắt giữ có nguồn gốc Trung Quốc không được phép sử dụng.

    Trước đó không lâu, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường (PC49) Công an Hà Nội phối hợp với đội Quản lý thị trường số 11 (Hà Nội) đã phát hiện, bắt giữ 80.000 ống thuốc dạng lỏng trong suốt được nghi là thuốc kích thích cây trồng tăng trưởng tại khu vực Yên Viên, Gia Lâm. Thuốc có thể khiến cho một cây rau mầm lớn thêm 2- 3cm trong vòng 4-5 tiếng đồng hồ. Theo khai nhận, lô hàng dự định không chỉ đem về tiêu thụ ở Hà Nội và các địa phương lân cận mà mục đích là sẽ đưa vào tận các tỉnh ở miền Nam như Quảng Ngãi, Phú Yên và TP.HCM để tiêu thụ.

    Lo ngại trước vụ bắt giữ 230.000 ống thuốc “kích phọt”:
    Lực lượng chức năng mới thu giữ hàng trăm nghìn ống thuốc “kích phọt”.

    Bỏng da, hỏng mắt, tổn thương bộ máy tiêu hoá

    Trước thực trạng thuốc “kích phọt” được sử dụng khá phổ biến trong trồng trọt, người tiêu dùng quan ngại về độ an toàn của các loại rau, củ, quả trên thị trường, trao đổi với PV Báo ĐS&PL, ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) cho biết: “Đây là các loại thuốc nằm ngoài danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam và bị xếp vào các loại hàng lậu nên nếu phát hiện sẽ bị tịch thu và tiêu huỷ. Trước đây, cục Bảo vệ Thực vật đã tiến hành xác minh các chất trong các loại thuốc thường được gọi “kích phọt” và thấy đó là chất điều hoà kích thích sinh trưởng, có tác dụng chủ yếu là sử dụng trên giá đỗ. Hoạt chất chủ yếu là thuộc về họ Cytokinins và họ Auxins, có tác dụng kích, thúc sự nảy mầm và sinh trưởng của cây trồng. Những người mua đậu xanh từ Trung Quốc về thì thường gắn kèm với các loại thuốc này”.

    Cũng theo ông Hồng, một số nước vẫn sử dụng các loại chất này với những liều lượng nhất định vì sử dụng nhiều quá thì chất lượng không tốt với sản phẩm và người sử dụng. Tuy nhiên, đây là thuốc nằm ngoài danh mục được phép sử dụng của Việt Nam. Thuốc không được kiểm soát nên khi sử dụng thì ngoài chất đó có thể có thêm những loại chất khác không tốt nữa. Vì chưa được đăng ký và chưa được khảo nghiệm kĩ ở Việt Nam nên theo quy định vẫn tịch thu tiêu huỷ để đảm bảo độ an toàn cao và đảm bảo quy định của pháp luật.

    Một cán bộ từng công tác tại viện Nghiên cứu rau quả cho biết, kết quả phân tích cho thấy, thành phần chủ yếu trong các ống thuốc tăng trưởng thường là chất 6-BA (6-Benzylaminopurine) và một lượng nhỏ chất PCPA được pha chế trong môi trường kiềm. Do chứa hàm lượng kiềm cao nên nếu tiếp xúc trực tiếp với số thuốc kích thích trên có thể gây bỏng da, hỏng mắt. Nếu nuốt hay hít phải có thể làm tổn thương bộ máy tiêu hóa và hệ hô hấp. Trong giai đoạn trồng rau thâm canh thì không thể tránh khỏi việc dùng các phân bón hoá chất, nhưng sử dụng thế nào cho hợp lý là trách nhiệm của các nhà quản lý và các nhà chuyên môn.        

    Cách nhận biết rau quả sử dụng chất kích thích tăng trưởng

    Theo TS. vật lý Nguyễn Văn Khải, lá của rau, quả sử dụng chất kích thích tăng trưởng thường nhạt hơn, thành phần diệp lục ít hơn, lá mềm hơn, tích nước nhiều hơn và vươn dài hơn, biến dạng. Thông thường sau khi sử dụng thuốc từ 3-5 ngày là người nông dân đã thu hoạch. Vẻ bề ngoài rau sạch thường không bóng bẩy, láng mướt như loại vẫn được phun thuốc kích thích. Lá và thân hơi cứng, ít có vẻ mơn mởn. Củ quả sạch thường không được ngâm thuốc để bảo quản trong thời gian dài nên phần cuống vẫn còn tươi, trong khi những loại khác có thể quả vẫn đẹp nhưng phần cuống không còn hoặc quá “cũ kĩ”. Các loại rau cải thường vẫn có những cái lỗ do sâu gây ra.

    Xem thêm clip: Phản ứng của Trung Quốc trước Tuyên bố của ASEAN

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vu-bat-230000-ong-thuoc-kich-phot-va-noi-kinh-hai-tren-ban-an-a32553.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Dân Hà thành trồng

    Dân Hà thành trồng "rau sạch” bên "dòng sông chết"

    (ĐSPL) - Sẽ có người ngất, nếu như trực tiếp nhìn thấy hình ảnh như thế này: Những luống rau mướt, được người dân gọi là rau sạch, nằm ngay bên bờ dòng sông thối – sông Nhuệ - đoạn chảy qua quận Hà Đông (Hà Nội). Những luống rau này được tươi tốt bởi chính nguồn nước ô nhiễm và cực kỳ độc hại…

    Hãi hùng công  nghệ

    Hãi hùng công nghệ "trồng rau một đêm"

    Thường rau mầm trồng ở ruộng thì phải gần 2 tuần mới thu hoạch được nhưng nếu dùng thuốc kích thích thì chỉ mất thời gian rất ngắn, rau đẹp và bắt mắt hơn....