(ĐSPL) - Hai người đàn ông đều cho rằng, hũ vàng đào được là của mình, không ai chịu ai và họ phải cần đến quan xét xử.
Ngày xưa ở làng Vĩnh Khê (nay thuộc Hải Phòng) có một lái buôn tên là Trượng. Một hôm, người lái buôn có mua của người láng giềng một miếng đất.
Mua miếng đất xong, anh bèn đào đất ngay để dựng cột nhà thì đào trúng một hũ vàng. Anh bèn chạy qua nhà chủ cũ miếng đất, định trả lại hũ vàng vì anh ta cho rằng mình mua đất chứ không mua hũ vàng.
Nhưng người láng giềng không nhận vì cho rằng mình bán đất có nghĩa là bán tất cả những gì có trên đất.
Hai bên cứ nhường nhau mãi đến khi trời sắp tối mà chẳng ai chịu nhận hũ vàng.
|
Ảnh minh họa. |
Cả 2 đều nghĩ rằng cũng nên để qua ngày hôm sau cho đôi bên suy nghĩ lại chín chắn rồi hẵng hay.
Nhưng đến sáng hôm sau, hai người lại gặp nhau và cả hai đều cho rằng hũ vàng đào được do mình sở hữu. Cuối cùng vụ việc cũng phải đưa đến vị quan để phân xử.
Quan phán: 'Hũ vàng thuộc tài sản quốc gia, vậy thu hồi sung công quỹ. Ai có công đào bới, phát hiện sẽ được Nhà nước khen thưởng. Các ngươi về làm đơn xin khen thưởng, đem nộp để quan xét'.
Hai người trở về viết đơn đem nộp quan rồi ngồi chờ từ năm này qua năm khác mà không thấy quan gọi.
Năm năm sau họ lại cùng nhau phát hiện một hũ vàng khác, ở chỗ ranh giới chung của hai mảnh vườn nhưng không thấy họ kiện lên quan nữa.
Ngày nay, chuyện tranh chấp hũ vàng sẽ được pháp luật giải quyết rất thấu tình đạt lý và hũ vàng không phải bị sung công như phán quyết của quan huyện kia.
Xem video:
Vụ khám xét thu giữ vàng gây xôn xao dư luận
Điều 240 Bộ luật Dân sự quy định về việc xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy như sau:
Vật bị chôn giấu, bị chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với vật đó được xác định như sau:
'Vật được tìm thấy là di tích lịch sử, văn hóa thì thuộc Nhà nước; người tìm thấy vật đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
Vật được tìm thấy không phải là di tích lịch sử, văn hóa, mà có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy.
Nếu vật tìm thấy có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Ngoài ra họ còn được hưởng 50\% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước'.
Như vậy, theo quy định trên, người mua đất sẽ được quyền sở hữu một phần hũ vàng (nếu anh ta khai báo với chính quyền địa phương).
Trong trường hợp không khai báo, toàn bộ hũ vàng sẽ thuộc quyền sở hữu của anh này.
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vu-an-phan-chia-hu-vang-dao-duoc-a68374.html