+Aa-
    Zalo

    Vụ 4 trẻ sơ sinh tử vong do sốc nhiễm khuẩn: Hội chứng nguy hiểm dễ cướp sinh mạng thế nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sốc nhiễm khuẩn là hội chứng lâm sàng nặng, có biểu hiện đa dạng, rất khó để chẩn đoán. Bệnh khi điều trị không cải thiện sẽ dẫn đến suy đa tạng, nguy cơ tử vong cao.

    Sốc nhiễm khuẩn là hội chứng lâm sàng nặng, có biểu hiện đa dạng, rất khó để chẩn đoán. Bệnh khi điều trị không cải thiện sẽ dẫn đến suy đa tạng, nguy cơ tử vong cao.

    Hơn 1 ngày trôi qua nhưng vụ việc 4 trẻ sinh non tử vong cùng lúc tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh vẫn đang gây xôn xao dư luận. Để làm rõ sự việc, Viện Khoa học Kỹ thuật hình sự - Bộ Công an phối hợp với các cơ quan chức năng đã tiến hành mổ giám định pháp y thi thể hai cháu bé. Hai bé còn lại đã được gia đình đưa về nhà để an táng nên không mổ pháp y.

    Căn cứ trên kết quả pháp y và họp với các chuyên gia hàng đầu về nhi khoa, bước đầu Viện Khoa học Kỹ thuật hình sự xác nhận "nguyên nhân tử vong do sốc nhiễm khuẩn trên bệnh nhân đẻ non suy hô hấp yếu".

    Được biết, bệnh sốc nhiễm khuẩn là là hội chứng lâm sàng nặng, có biểu hiện đa dạng, rất khó để chẩn đoán và có nguy cơ tử vong cao nếu không được xử trí kịp thời.

    Sốc nhiễm khuẩn là gì?

    Sốc nhiễm khuẩn là hội chứng lâm sàng nặng thường gặp, các trường hợp đến bệnh viện muộn, điều trị không cải thiện sẽ dẫn đến suy đa tạng, nguyên nhân của tỷ lệ tử vong cao và là gánh nặng đối với hệ thống chăm sóc y tế.

    Biểu hiện sốc nhiễm khuẩn

    Sốc nhiễm khuẩn có biểu hiện đa dạng. Tùy từng bệnh mà bệnh nhân có những biểu hiện nhiễm khuẩn và sốc nhiễm khuẩn khác nhau. Bởi biểu hiện của nhiễm khuẩn và sốc nhiễm khuẩn thường xảy ra trên các triệu chứng của bệnh lý có sẵn và của nhiễm khuẩn khởi phát ở người bệnh như: viêm não mô cầu triệu chứng lúc khởi bệnh rất khó phân biệt với trường hợp nhiễm khuẩn toàn thân. Tuy nhiên trên một số bệnh nhân, bên cạnh biểu hiện nhiễm khuẩn huyết và tử ban, dấu hiệu viêm màng não nổi bật với độ nặng gia tăng dần như nhức đầu, sốt, nôn,... nếu bệnh nặng có biểu hiện tiền sốc là rối loạn tri giác (mê sảng), biểu hiện dấu hiệu thần kinh khu trú như yếu, liệt, co giật.

    Chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn

    Các bác sĩ cho biết, để chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn không hề dễ dàng. Bởi không có một test đặc hiệu nào để chẩn đoán nhiễm khuẩn. Các triệu chứng sau gợi ý chẩn đoán: sốt hoặc thân nhiệt hạ, thở nhanh, mạch nhanh, tăng hoặc giảm bạch cầu, thay đổi đột ngột tình trạng tinh thần, giảm tiểu cầu hoặc hạ huyết áp.

    Theo thống kê, tình trạng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân rất thay đổi: 36% bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng không có sốt, 40% có nhịp thở bình thường, 10% có nhịp tim bình thường và 33% có số lượng bạch cầu bình thường. Ngoài ra, các nguyên nhân không phải nhiễm khuẩn (viêm tuỵ cấp, chấn thương, lấp mạch phổi, nhồi máu cơ tim, sốc phản vệ...) cũng gây ra các biểu hiện đáp ứng viêm toàn thể tương tự như nhiễm khuẩn.

    Vì vậy, các y bác sĩ khi chẩn đoán xác định nguyên nhân dựa vào xét nghiệm phân lập vi sinh vật trong máu hoặc tại vị trí nhiễm khuẩn cần cấy máu ít nhất 2 lần. Do vi khuẩn Gr (-) hiện diện trong máu với số lượng ít (< 10 vi khuẩn/ml máu) nên cần cấy máu nhiều lần hoặc thời gian cấy dài hơn. Tụ cầu vàng phát triển nhanh hơn trong môi trường cấy và có thể cho kết quả trong vòng 48 giờ.

    Trong nhiều trường hợp cấy máu âm tính có thể do sử dụng kháng sinh trước đó, do vi khuẩn phát triển chậm, do vi khuẩn khó mọc trong môi trường cấy hoặc không có sự hiện diện của vi khuẩn trong máu. Trong trường hợp này, cần nhuộm gram và cấy bệnh phẩm từ vị trí nhiễm khuẩn ban đầu hoặc từ thương tổn ở da.

    Tiên lượng và điều trị

    Tiên lượng

    Khó mà ước đoán. Các dấu hiệu càng rõ càng nặng: giảm bạch cầu, đông máu rải rác trong lòng mạch, tan máu, hạ đường máu, toan chuyển hoá và suy tim.

    Phụ thuộc vào: điểu trị sớm, đáp ứng của bệnh nhân, việc giải quyết ổ nhiễm khuẩn.

    Sự xuất hiện các biến chứng: suy thận, chảy máu tiêu hoá, phù phổi câp.

    Xử trí

    Hồi phục nhanh chóng việc cung cấp đầy đủ oxy tế bào. Biện pháp chủ yếu là sửa chữa các rối loạn huyết động.

    Các biện pháp tác động lên các yếu tố tế bào, men và chuyển hoá còn hạn chế.

    Giải quyết đầu tiên là hồi phục thế tích máu.

    Các dịch truyền:

    Máu và dẫn chất: máu và hồng cầu cần thiết khi có giảm thể tích hồng cầu. Albumin và plasma tốt.

    Dung dịch phân tử to: gelatin lỏng, dextran.

    Dung dịch muối chỉ nên dùng để điều chỉnh điện giải, kiềm toan vì dễ gây phù phổi cấp.

    Dung dịch glucose 5% chỉ dùng để vận chuyển thuốc vào tĩnh mạch, vì thuốc khuếch tán nhanh vào tế bào chỉ còn lại 1/10 trong máu.

    Các thuốc vận hành và trợ tim:

    Isoprenaline (Isuprel). Làm tăng co bóp cơ tim, mở mạng lưới động mạch ngoại vi. Nhưng tăng dần tần số tim, tăng tiêu thụ oxy cơ tim dễ làm cho rối loạn nhịp vằ tăng thiếu máu cơ tim ở người có sẵn nhồi máu cơ tim. Dùng cho sốc có suy tim nặng TPR.

    Dopamin: tiền thân của noradrenalin, làm tăng co bóp cơ tim và tần số với liều lượng nhỏ. Đặc biệt gây giãn mạch các vùng thận và ổ bụng, co mạch cơ và da. Liều cao gây co mạch (alpha +).

    Hiện nay dopamin thay thế Isuprel vì Isuprel làm giảm tiêu thụ oxy gây nhịp nhanh ít và làm giãn mạch thận, và chống ứ dọng tĩnh mạch.

    Dobutamin: là một catecholamin tổng hợp, có tác dụng co bóp cơ tim chọn lọc. Hơn dopamin ở chỗ làm giảm áp lực chứa phải và trái.

    Các thuốc giãn mạch chỉ dùng để làm giảm hậu gánh khi có suy tim cấp nhiều kèm theọ phù phổi cấp rõ (xem sốc do tim).

    Adrenalin: trong một số trưòng hợp dopamin không còn tác dụng, adrenalin phối hợp với dopamin lại có tác dụng.

    Noradrenalin có tác dụng tốt nhất trong sốc nóng.

    Corticoid: còn nhiều bàn cãi:

    Dexamethason 3 - 6 mglkg có tác dụng trên hệ thống tim mạch và màng tếhào (tác dụng huyết động chứ không phải miễn dịch). Tác dụng phòng ngừa sốc hơn là điều trị sốc. Tiêm lại 4 giờ một lần trong 12 - 18 giờ đầu tuỳ theo tấc giả.

    Các biện pháp khác:

    Thông khí nhân tạo trong trường hợp nặng.

    Chống toan chuyển hoá bằng bỉcarbonai không dùng lactat. Tiêm heparin khi có đông máu rải rác trong lòng mạch.

    Lasix sau truyền đủ dịch hoặc cimetidin, omeprazol phòng ngừa biến chứng chảy máu dạ dày.

    Nuôi dưỡng bệnh nhân vái lượng calo cao (qua đường tình mạch).

    Các kỹ thuật cần làm theo trình tự:

    Đặt ngay ống thông tĩnh mạch trung tâm.

    Đặt ống thông bàng quang.

    Thở oxy mũi.

    Truyền natri bicarbonat 1,4% 500ml hoặc bất kỳ dung dịch đẳng trương nào sẵn có.

    Về mặt huyết động có hai khả năng:

    CVP dưối 5cm nước: có giảm thể tích máu. Truyền nhanh dịch 20ml/phút cho đến khi hết các dấu hiệu sốc, CVP trở lại bình thường.       '

    CVP trên 10cmHgO hoặc test truyền 250ml trong 15 phút tăng quá 3 - 5cm H20, như vậy là có suy tim: truyền dopamin hay dobutamin hoặc cả hai.

    Xử trí nguyên nhân

    Kháng sinh:

    Khi cấy máu, mủ, đờm (+).

    Truyền tĩnh mạch.

    Chú ý đến cơ địa.

    Bắt đầu bằng bêta lactamin + aminosid thường tác dụng lên vi khuẩn Gram (-). Nếu nhiễm khuẩn tiết niệu gây sốc, nên dùng ciprofloxacin.

    Xử trí ổ nhiễm khuẩn:

    Dẫn lưu ổ mủ.

    Cắt đoạn chi nếu có hoại thư.

    Rút ống thông bàng quang, tĩnh mạch.

    Tử vong sau điểu trị còn cao: 50%.

    Đối với bệnh nhân khi có triệu chứng mắc bệnh cần đến cơ sở y tế để được các thầy thuốc khám và hướng dẫn chăm sóc, điều trị. Tuyệt đối không tự ý chẩn đoán bệnh, tự mua thuốc sử dụng, khi biểu hiện nặng mới đến bệnh viện khiến cho tình trạng bệnh trầm trọng, nhiều biến chứng gây khó khăn trong quá trình điều trị.

    Mỹ An (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vu-4-tre-so-sinh-tu-vong-do-soc-nhiem-khuan-hoi-chung-nguy-hiem-de-cuop-sinh-mang-the-nao-a210157.html
    Sự kiện: Y tế sức khỏe
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Vì sao trẻ sinh non có nguy cơ tử vong cao?

    Vì sao trẻ sinh non có nguy cơ tử vong cao?

    Mới đây, sự việc 4 trẻ sinh non tử vong cùng một lúc tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh gây xôn xao. Nhiều người đặt ra câu hỏi vì sao trẻ sinh non lại có nguy cơ tử vong cao