+Aa-
Zalo

Vốn góp 20 tỷ, Grab gánh khối nợ hơn 3.500 tỷ đồng

  • DSPL

(ĐS&PL) - Vốn góp ban đầu của Grab là 20 tỷ đồng, sau 4 năm hoạt động, doanh nghiệp do ông Nguyễn Tuấn Anh làm Chủ tịch HĐQT phải gánh khoản nợ hơn 3.500 tỷ đồng.

Vốn góp ban đầu của Grab là 20 tỷ đồng, sau 4 năm hoạt động, doanh nghiệp do ông Nguyễn Tuấn Anh làm Chủ tịch HĐQT phải gánh khoản nợ hơn 3.500 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2018, nợ phải trả của Công ty TNHH Grab là hơn 3.500 tỷ đồng, trong khi vốn góp chỉ là 20 tỷ đồng

Công ty TNHH Grab tiền thân là Công ty TNHH Grabtaxi. Cơ cấu cổ đông của Grab gồm ông Nguyễn Tuấn Anh góp 10,2 tỷ đồng và Grab Inc góp 9,8 tỷ đồng. Ông Nguyễn Tuấn Anh là người đảm nhiệm chức Chủ tịch HĐQT của công ty này.

Ông Tuấn Anh từng được biết đến là giám đốc sản phẩm của Yahoo! tại Đông Nam Á. Bên cạnh đó, ông tham gia một số dự án khởi nghiệp công nghệ như Geeky, Metis hay Trường Xưa.

Nếu như ở Yahoo!, ông Tuấn Anh chưa thực sự được cộng đồng mạng biết tới nhưng với Trường Xưa thì người đàn ông này được nhắc đến là người có nhiều chiến lược marketing rầm rộ cho truongxua.vn. Tuy nhiên, sau khi bỏ ra 200.000 USD dành cho quảng cáo trong số tổng vốn đầu tư 1,5 triệu USD thì chiến lược ông Tuấn Anh vẽ ra cho Trường Xưa cũng không mấy thành công.

Năm 2014, ông Tuấn Anh trở thành Giám đốc Grab Việt Nam. Ông được đánh giá là người có đóng góp rất nhiều cho Grab trong những ngày đầu thành lập, từ việc lo thủ tục, mở rộng thị trường.

Thế nhưng, từ khi Công ty TNHH Grab chính thức được thành lập với số vốn 20 tỷ đồng, sau 5 năm hoạt động doanh nghiệp của Chủ tịch Nguyễn Tuấn Anh liên tục thua lỗ và phải gánh khoản nợ hơn 3.500 tỷ đồng.

Cụ thể, theo Báo cáo tài chính riêng cho năm kết thúc 2018 của Grab, tổng tài sản của công ty này là 945 tỷ đồng, nợ phải trả là 3.537 tỷ đồng. Trong khi, vốn góp của Công ty TNHH Grab là 20 tỷ đồng, dẫn đến việc vốn chủ sở hữu 2.592 tỷ đồng (tính đến 31/12/2018).

Còn theo Báo cáo tài chính các năm 2014, 2015, 2016 và 2017 của Công ty TNHH Grab thì các năm công ty luôn hoạt động trong tình trạng thua lỗ.

Dù vay nợ đến hơn 3.500 tỷ đồng, song các khoản vay của Công ty TNHH Grab lại không đến từ ngân hàng hay tổ chức tài chính mà đều đến từ Grab Inc. và GrabTaxi Holdings Pte Ltd.

Cụ thể, về vay ngắn hạn, số tiền mà GrabTaxi Holdings Pte Ltd. và Grab Inc. cho Grab Việt Nam vay lần lượt là 860 tỷ đồng và 465 tỷ đồng. Về vay dài hạn, hai công ty này lần lượt cho Công ty TNHH Grab vay 512 tỷ đồng và 869 tỷ đồng. Điều đáng nói phần lớn các khoản vay đều được hưởng lãi suất 0%.

Các công bố chính thức của Grab không thể hiện rõ vai trò thực sự của ông Nguyễn Tuấn Anh nên ông Tuấn Anh được mặc định là người “khai sinh” Công ty TNHH Grab. Thế nhưng, nếu xem xét các khoản mục phụ trong báo cáo tài chính năm 2018 của Grab, có thể thấy, tại Grab, ông Tuấn Anh chỉ là “nhà đầu tư”.

Cụ thể, ở phần “Phải thu về cho vay ngắn hạn”, Grab có viết: “Phải thu về cho vay ngắn hạn thể hiện khoản vay cho ông Nguyễn Tuấn Anh, nhà đầu tư, với số tiền là 10.200 triệu đồng”.

Việc ông Tuấn Anh chỉ là “nhà đầu tư”, không phải “chủ” hay “nhà sáng lập” hay “khởi nghiệp” tại Công ty TNHH Grab còn thể hiện ở chỗ Grab Inc. đổ rất nhiều tiền cho Grab. Số tiền mà Grab Inc. rót vào Công ty TNHH Grab cao hơn rất nhiều vốn góp chủ sở hữu của Grab.

Vì sao, Công ty TNHH Grab thua lỗ nhiều năm liên tục, song các nhà đầu tư GrabTaxi Holdings Pte Ltd. và Grab Inc. vẫn liên tục rót vốn và không tính lãi suất?

NAM NAM 

Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/von-gop-20-ty-grab-ganh-khoi-no-hon-3500-ty-dong-a307448.html
Zalo

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

Đã tặng:
Tặng quà tác giả

Bổ ích

Xúc động

Sáng tạo

Độc đáo
BÌNH LUẬN
Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
Tin liên quan
Tin cùng chuyên mục
Nổi bật trong ngày
Tại sao vàng lại quý tới vậy?

Tại sao vàng lại quý tới vậy?

Tài chính 4.015:00 20/01/2025

Vàng từ lâu đã được coi là một kho lưu trữ giá trị an toàn, đặc biệt trong các thời kỳ bất ổn kinh tế và lạm phát.

Tại sao gọi 1 nghìn là 1K?

Tại sao gọi 1 nghìn là 1K?

Tài chính 4.013:54 20/01/2025

Ngày nay, thế hệ trẻ thường dùng chữ ''K'' thay cho "nghìn". Ví dụ 200k sẽ bằng 200.000 VND. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu tại sao "1k" lại bằng 1.000.