+Aa-
    Zalo

    Vòm nhiệt có thể đẩy nhiệt độ lên mức nguy hiểm ra sao?

    (ĐS&PL) - Đa số các kỷ lục về nhiệt độ cao được ghi nhận trong thời điểm xảy ra vòm nhiệt. Cuộc khủng hoảng khí hậu dự kiến sẽ khiến hiện tượng này xuất hiện thường xuyên hơn, thậm chí gây nóng hơn.

    Theo thông tin trên CNN, vòm nhiệt xảy ra khi một vùng áp suất cao hình thành trên một khu vực và không di chuyển trong vòng 1 tuần trở lên. Thời tiết đẹp khi áp suất cao, với bầu trời nhiều nắng và rất ít mây. Áp suất cao cũng cho thấy không khí đang hạ xuống. Khi không khí hạ xuống, nó sẽ nóng lên khiến nhiệt độ gia tăng.

    Vòm nhiệt được tạo ra do không khí không thể thoát ra ngoài. Sau đó, nhiệt độ tiếp tục ấm lên, thường tăng đến mức khó chịu, thậm chí nguy hiểm. Hầu hết các kỷ lục về nhiệt độ cao được ghi nhận trong thời điểm xảy ra vòm nhiệt. Cuộc khủng hoảng khí hậu dự kiến sẽ khiến hiện tượng này xuất hiện thường xuyên hơn, thậm chí gây nóng hơn.

    Một số đợt nắng nóng gây chết người trong lịch sử

    Chicago, Mỹ (1995): Hơn 700 người tử vong ở khu vực tàu điện ngầm do hiện tượng vòm nhiệt tràn qua vùng Trung Tây. Nhiệt độ cao nhất ở mức 37,7 độ C nhưng sức nóng cảm nhận được lại gần ngưỡng 51,6 độ C. Nhiều cư dân tử vong do cái nóng kéo dài đến ban đêm, khiến cơ thể không thể phục hồi sau thời tiết nắng nóng ban ngày.

    Châu Âu (2003): Mùa hè năm 2003 là một trong số những đợt nắng nóng nguy hiểm nhất lịch sử châu Âu. Ước tính có khoảng 30.000 người tử vong do thời tiết nóng “như thiêu như đốt” vào tháng 7 và tháng 8 năm đó.

    Nhiệt độ lên đến 40 độ C, tới tận đêm khuya vẫn không hạ nhiệt. Nhiệt độ tại Pháp thường chỉ khoảng 26,6 độ C vào thời gian này trong năm. Tuy nhiên, trong 3 tuần đầu tiên của tháng 8/2003, Pháp luôn ghi nhận mức nhiệt khoảng 32,2 độ C.

    Ấn Độ (2015): Hơn 2.000 người tử vong trong vài tuần khi nhiệt độ tăng vọt lên 47,7 độ C tại một số nơi. Ở thủ đô Delhi, đường xá bắt đầu nóng chảy.

    Khủng hoảng khí hậu khiến nắng nóng thêm trầm trọng như thế nào?

    Một nghiên cứu năm 2022 được công bố trên tạp chí Nature Communications Earth & Environment chỉ ra, cuộc khủng hoảng khí hậu dự kiến làm tăng từ 50-100% khả năng xảy ra các chỉ số nhiệt độ nguy hiểm tại hầu hết các vùng nhiệt đới và gấp 10 lần trên toàn thế giới.

    Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng nhẹ cũng có thể dẫn đến sự gia tăng đáng kể các đợt nắng nóng cực đoan, được quan sát thấy trong các vòm nhiệt mạnh và dai dẳng.

    vom nhiet co the day nhiet do len muc nguy hiem ra sao
    Mặt đường gần Bệnh viện Safdarjung tan chảy do nắng nóng vào tháng 5/2015, khi nhiệt độ tăng lên khoảng 45 độ C tại New Delhi (Ấn Độ). Ảnh: Sanjeev Verma/ Hindustan Times/ Getty Images

    Theo một nghiên cứu năm 2023 trên tạp chí Nature Communications, những nơi như Afghanistan, Papua New Guinea và Trung Mỹ (gồm Guatemala, Honduras và Nicaragua) được coi là “điểm nóng” đối với các đợt nắng nóng có nguy cơ xảy ra cao.

    Báo cáo nêu, những khu vực này đặc biệt dễ bị tổn thương do dân số tăng nhanh, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và nguồn cung cấp năng lượng hạn chế. Điều này khiến khả năng phục hồi khi đối mặt với nhiệt độ khắc nghiệp bị suy yếu.

    Chỉ tính riêng năm 2023, một số kỷ lục nhiệt độ cao trên toàn cầu đã bị xô đổ. Cụ thể, nhiệt độ ở thành phố del Rio (phía Nam bang Texas, Mỹ) đạt mức 46,1 độ C. Mức nhiệt cao chưa từng thấy này đã phá vỡ kỷ lục 45 độ C ghi nhận 2 ngày trước đó trong một đợt nắng nóng bất thường vào tháng 6.

    Thành phố Thượng Hải (Trung Quốc) cũng ghi nhận nhiệt độ tháng 5 cao nhất trong hơn 100 năm vào ngày 29/5. Trong khi đó, ngày 6/5, thủ đô Bangkok (Thái Lan) ghi nhận mức nhiệt cao nhất trong lịch sử, lên đến 41 độ C.

    “Vùng đất băng giá” Siberia lập hàng chục kỷ lục nhiệt độ cao vào tháng 6, khi mức nhiệt tăng lên hơn 37,7 độ C bên dưới một vòm nhiệt hình thành đặc biệt xa về phía Bắc.

    Nắng nóng không chỉ gây nguy hiểm cho sức khỏe con người mà còn góp phần dẫn đến hạn hán, cháy rừng nghiêm trọng. Biến đổi khí hậu do con người gây ra đã làm trầm trọng thêm các điều kiện nóng và khô cho phép cháy rừng bùng phát và lan rộng.

    Những năm gần đây chứng kiến một số đám cháy cực kỳ nghiêm trọng, khói mù lan xa hàng trăm km, làm suy giảm chất lượng không khí.

    Đinh Kim (Theo CNN)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vom-nhiet-co-the-day-nhiet-do-len-muc-nguy-hiem-ra-sao-a580605.html
    Uruguay vật lộn với tình trạng thiếu nước trầm trọng

    Uruguay vật lộn với tình trạng thiếu nước trầm trọng

    Đối mặt với hạn hán trong nhiều năm và nhiệt độ cao, Uruguay hiện đang trở nên khô hạn. Tình hình tồi tệ đến mức người dân phải sử dụng nước máy có vị mặn, còn các công nhân khoan giếng tại trung tâm thủ đô Montevideo để lấy nước từ lòng đất.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Uruguay vật lộn với tình trạng thiếu nước trầm trọng

    Uruguay vật lộn với tình trạng thiếu nước trầm trọng

    Đối mặt với hạn hán trong nhiều năm và nhiệt độ cao, Uruguay hiện đang trở nên khô hạn. Tình hình tồi tệ đến mức người dân phải sử dụng nước máy có vị mặn, còn các công nhân khoan giếng tại trung tâm thủ đô Montevideo để lấy nước từ lòng đất.