+Aa-
    Zalo

    Vĩnh biệt ông Trần Trọng Tân

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Đồng chí Trần Trọng Tân - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng văn hóa Trung ương, nguyên Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM, đã qua đời lúc 7g30 ngày 4/8.

    Ông Trần Trọng Tân - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tư tưởng văn hóa Trung ương, nguyên Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM, đã qua đời lúc 7g30 ngày 4/8/2014 tại TP.HCM vì tuổi cao sức yếu.

    Ông Trần Trọng Tân, tên thật là Trần Trọng Hoản, sinh ngày 15/10/1926 tại huyện Cam Lộ (Quảng Trị). Ông tham gia cách mạng từ rất sớm. Năm 1936, ông giúp cha bí mật phát hành tờ Nhánh lúa - cơ quan tuyên truyền của Đảng.

    Vĩnh biệt đồng chí Trần Trọng Tân
    Đồng chí Trần Trọng Tân.

    Sau khi giữ vai trò chủ chốt trong cuộc bãi khóa ở trường Cam Lộ, ông chính thức hoạt động cách mạng. Từ tháng 5/1945, ông được tổ chức giao nhiệm vụ mua súng của lính Nhật và làm công tác binh vận chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

    Sau thành công Cách mạng tháng Tám, ông là Bí thư Ty Tuyên truyền kháng chiến tỉnh Quảng Trị, chỉ huy trưởng biệt động đường số 9, chỉ huy trưởng Liên quân Lào - Việt đường số 9. Từ tháng 10/1947, ông là Tỉnh ủy viên; năm 1951 được bầu là Bí thư Tỉnh ủy Đảng bộ tỉnh Quảng Trị.

    Vĩnh biệt đồng chí Trần Trọng Tân
    Đồng chí Trần Trọng Tân phát biểu tại lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

    Năm 1952, ông đươc tổ chức điều động ra Việt Bắc theo học trường Nguyễn Ái Quốc. Tháng 9/1960, đồng chí Trần Trọng Tân được Trung ương Đảng chỉ định chính thức tham gia Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ III.

    Sau đó, ông vượt Trường Sơn vào Nam bộ với cương vị Ủy viên thường trực Ban Tuyên huấn Trung ương Cục miền Nam. Từ tháng 11/1967, ông được biệt phái vào nội thành Sài Gòn hoạt động bí mật, chỉ đạo phong trào đấu tranh chính trị.

    Vĩnh biệt đồng chí Trần Trọng Tân
    Đồng chí Trần Trọng Tân nhận huy hiệu 65 năm tuổi Đảng.

    Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, đồng chí Trần Trọng Tân đã từng bị địch bắt giam. Đêm 24/11/1969, ông bị Tổng Nha cảnh sát Sài Gòn vây bắt tại một gác trọ ở quận Tân Bình. Từ nhà giam Chí Hòa, ông bị chúng đày ra Côn Đảo. Lúc ở tù, ông là Phó Bí thư Đảng ủy nhà tù Côn Đảo.

    Sau khi thống nhất đất nước, ông Trần Trọng Tân là Ủy viên Thường vụ Thành ủy TP.HCM, sau đó ông được tổ chức Đảng tín nhiệm, tin cậy giao giữ nhiều trọng trách khác. Ngày 19/8/1991, ông thôi giữ chức Trưởng ban Tư tưởng văn hóa Trung ương, nhận nhiệm vụ Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM.

    Vĩnh biệt đồng chí Trần Trọng Tân
    Đồng chí Trần Trọng Tân trò chuyện với các nhà báo nữ.

    Suốt cuộc đời tận tụy cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, kiên định lập trường của Đảng, ôngTrần Trọng Tân đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều huân chương cao quý như Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng Nhì, Huân chương Quyết thắng hạng Nhất, Huân chương chống Mỹ hạng Nhất, Huân chương lao động hạng Nhất của Campuchia.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vinh-biet-ong-tran-trong-tan-a44426.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan