+Aa-
    Zalo

    Việt Nam thắng kiện ở tòa án quốc tế lần thứ 2

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Ngày 17/11/2014, Hội đồng trọng tài thường trực tại La Hay đã ban hành phán quyết vụ kiện DialAsie.

    (ĐSPL) – Ngày 17/11/2014, Hội đồng trọng tài thường trực tại La Hay đã ban hành phán quyết vụ kiện DialAsie. Theo đó, toàn bộ nội dung khởi kiện của nguyên đơn đối với Chính phủ VN bị bác bỏ.

    Tin tức trên TTXVN cho hay, ngày 31/12/2014  tại trụ sở của Bộ Tư pháp (Hà Nội) đã diễn ra cuộc họp báo tổng kết công tác tư pháp năm 2014. Tại cuộc họp báo, Bộ Tư pháp đã công bố kết quả vụ kiện của nhà đầu tư Pháp (DialAsie) kiện Chính phủ Việt Nam trong dự án Bệnh viện Quốc tế Thận và lọc thận tại Thành phố Hồ Chí Minh.

    Ông Trần Tiến Dũng, Chánh văn phòng Bộ Tư pháp cho biết ngày 17/11/2014, Hội đồng trọng tài tại Toà trọng tài thường trực La Haye (Hà Lan) đã ban hành phán quyết vụ kiện DialAsie với nội dung: Không có bất kỳ một cơ quan nhà nước nào của Chính phủ Việt Nam vi phạm Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư Việt-Pháp, vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc thực hiện bất kỳ một hành động sai trái nào.

    Trên căn cứ này, tất cả các khiếu kiện của nguyên đơn DialAsie đối với Chính phủ Việt Nam hoàn toàn bị bác bỏ. Về chi phí, mỗi bên phải trả một nửa chi phí Hội đồng trọng tài, đây là quy định chung. Còn luật sư thì các bên phải tự chi trả.

    Ông Trần Tiến Dũng - Chánh văn phòng Bộ Tư pháp phấn khởi thông báo về phán quyết của Toà án La Hay trong vụ DialAsie. Ảnh Thanh niên. 

    Được biết, vụ kiện này được khởi nguồn từ năm 2011, theo nguồn tin báo Thanh Niên thì nguyên nhân ban đầu là do Bệnh viện DialAsie ký hợp đồng thuê tòa nhà trên đường Điện Biên Phủ (Q.3, TP.HCM, của Sài Gòn Co-op) với giá 23.000 USD/tháng. Sau đó, do Bệnh viện DialAsie không trả được tiền nên Sài Gòn Co-op khởi kiện ra Trung tâm trọng tài quốc tế VN.

    Năm 2005, Trung tâm trọng tài quốc tế VN buộc Bệnh viện DialAsie trả Sài Gòn Co-op số tiền hơn 571.000 USD (tương đương 8 tỉ đồng). Đến ngày 2/12/2005, Bộ Y tế có văn bản đề nghị Bệnh viện DialAsie ngừng tiếp nhận bệnh nhân mới và chuyển các bệnh nhân đang điều trị tới các trung tâm y tế khác để được điều trị. Chính vì thế, nhà đầu tư DialAsie đã cho rằng bị đối xử không công bằng và khởi kiện Chính phủ VN ra tòa án quốc tế.

    Vụ kiện của DialAsie được xem là thắng lợi thứ 2 của Chính phủ Việt Nam sau vụ kiện South Fork (đã có phán quyết vào tháng 12/2013). Trong giai đoạn 2010 - 2011, một nhà đầu tư của Mỹ là South Fork khởi kiện tỉnh Bình Thuận đòi bồi thường số tiền lên tới 3,75 tỉ USD. Đến cuối năm 2013, Hội đồng trọng tài quốc tế đã chính thức đưa ra phán quyết, bác đơn khởi kiện.

    Cũng trong diễn biến của cuộc họp báo, VnExpress dẫn lời đại diện Vụ Pháp luật quốc tế cho biết, để tránh gặp phải những vụ kiện tương tự xảy ra, Vụ Pháp luật Quốc tế đề nghị ngay từ khi phê duyệt đầu tư, xem xét việc cấp giấy phép cho các dự án, địa phương cần phải cân nhắc kỹ và tính toán để tránh tranh chấp đầu tư quốc tế không đáng có, gây tốn kém tiền bạc, công sức. Ngoài ra, khi phát hiện ra sự việc, địa phương cần báo sớm cho các ban ngành để vào cuộc sớm.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/viet-nam-thang-kien-o-toa-an-quoc-te-lan-thu-2-a77407.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan