+Aa-
    Zalo

    Việt Nam có thêm hai Di sản được ghi danh Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

    (ĐS&PL) - Việt Nam vừa có thêm 2 di sản được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc – UNESCO ghi danh vào Danh mục Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

    Sáng 26/11, tại Kỳ họp thứ 9 diễn ra ở Thành phố Andong (Hàn Quốc), Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO (MOWCAP) đã thông qua 2 hồ sơ “Bia ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng” và “Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689-1943)” là Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

    viet nam co hai di san duoc ghi vao danh muc di san tu lieu khu vuc chau a thai binh duong 1
    Chủ tịch của MOWCAP trao giấy chứng nhận cho di sản tư liệu văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, Hà Tĩnh cho đại diện tỉnh Hà Tĩnh.  Ảnh: Cục Di sản văn hóa

    Kỳ họp lần này được tổ chức dưới 2 hình thức trực tuyến và trực tiếp, có 116 đại biểu đến từ 20/28 quốc gia thành viên tham dự. Đoàn Việt Nam có đại diện của Ủy ban UNESCO Việt Nam, Ủy ban quốc gia Chương trình Ký ức thế giới của Việt Nam, Cục Di sản văn hóa, TP Đà Nẵng và tỉnh Hà Tĩnh.

    Sau 3 ngày làm việc liên tục, Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO đã thông qua 9/13 hồ sơ ghi vào Danh mục Di sản tư liệu châu Á - Thái Bình Dương thuộc các quốc gia: Singapore (1), Indonesia (1), Iran (1), Hàn Quốc (2), Trung Quốc (2) và Việt Nam (2).

    Trong đó, Bia ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn là tài liệu gốc duy nhất được vua Minh Mạng ngự bút và cho khắc lên các vách núi, hang động. Sự kiện này được ghi chép lại trong các tài liệu lịch sử như Đại Nam Nhất Thống chí, Đại Nam Thực lục, Đại Nam dư địa chí ước biên…

    viet nam co hai di san duoc ghi vao danh muc di san tu lieu khu vuc chau a thai binh duong 21
    Bia ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.  Ảnh: Cục Di sản văn hóa

    Bia ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng là kho tàng di sản tư liệu quý giá bằng chữ Hán và chữ Nôm, với số lượng lớn, gồm 78 bia ma nhai (trong đó có 76 bia chữ Hán và 02 bia chữ Nôm).

    Nội dung, phong cách biểu hiện đa dạng, hình thức độc đáo, với nhiều thể loại như: ngự bút, bia ký, tán, thơ văn, đề từ, đề danh, câu đối… của các vị vua, quan triều Nguyễn, cao tăng, cùng bao thế hệ tao nhân, mặc khách đã từng dừng chân lưu đề trên vách đá, hang động tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, từ nửa đầu thế kỷ XVII đến thập niên 60 của thế kỷ XX.

    Bia ma nhai là những tư liệu cực kỳ giá trị,chân xác và đặc sắc, thể hiện rõ tính giao thoa, hòa điệu về kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các quốc gia như Nhật Bản - Trung Hoa - Việt Nam tại Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX. Đây là các tác phẩm trên đá độc đáo ấn tượng, nhiều kiểu chữ viết như Chân, Hành, Thảo, Triện, Lệ…

    Ông Bùi Văn Tiếng - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng - nhận xét đây là những tư liệu giá trị, chân thực và đặc sắc đến từ nhiều tác giả. "Vua Minh Mạng có nhiều bài thơ ngự chế, hai tấm bia khắc đại tự Vọng Giang đài và Vọng Hải đài thể hiện tư duy của người đứng đầu nhà Nguyễn. Ngoài ra, còn có thơ đề của Đào Tấn, Trương Quang Đản, Nguyễn Văn Mại, Nguyễn Trọng Hợp, Nguyễn Thuật, Cao Xuân Dục...", ông nói.

    Còn Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689-1943) là bộ sưu tập độc bản được viết bằng tay, gồm: 26 sắc phong gốc do các vua triều Lê, Nguyễn ban tặng; 19 tờ văn bằng và 3 bức trướng bằng lụa, viết bằng chữ Hán và chữ Nôm từ năm 1689 đến năm 1943.

    viet nam co hai di san duoc ghi vao danh muc di san tu lieu khu vuc chau a thai binh duong 3
    Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689-1943) được ghi nhận là Di sản tư liệu châu Á - Thái Bình Dương

    Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu là các tư liệu gốc giúp nghiên cứu quan hệ xã hội, lịch sử phát triển của làng thời xưa, đặc biệt trong giai đoạn từ cuối thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XX.

    Điều ấn tượng, trong bộ sưu tập có 6/48 tư liệu liên quan đến bình đẳng giới, trong đó có 5 sắc phong vinh danh phụ nữ, đã được Văn phòng UNESCO tại Bangkok đưa vào giới thiệu ở triển lãm Women in History - Telling HERstory through memory of the world từ ngày 8/3/2021.

     

    MOWCAP là một chiến lược hợp tác quốc tế nhằm giữ gìn, bảo vệ và tạo sự tiếp cận cũng như sử dụng phổ biến các di sản tư liệu, đặc biệt là những di sản quý hiếm và đang bị lâm nguy, được UNESCO phát động từ năm 1992. Kỳ họp lần này tổ chức theo hai hình thức trực tuyến và trực tiếp, với sự tham gia của 116 đại biểu đến từ 20 quốc gia. Đoàn Việt Nam gồm đại diện của Ủy ban UNESCO Việt Nam, Ủy ban quốc gia Chương trình Ký ức thế giới của Việt Nam, Cục Di sản Văn hóa, Đà Nẵng và Hà Tĩnh.

    Đến nay Việt Nam có chín di sản tư liệu được vinh danh, trong đó ba di sản cấp thế giới (mộc bản triều Nguyễn, bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Lê và Mạc, châu bản triều Nguyễn), sáu hồ sơ thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương (hoàng hoa sứ trình đồ, mộc bản kinh Phật thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm, thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế, mộc bản trường Phúc Giang và hai tư liệu mới được công nhận).

     

    Mộc Miên (T/h)

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/viet-nam-co-them-hai-di-san-duoc-ghi-danh-di-san-tu-lieu-khu-vuc-chau-a-thai-binh-duong-a558554.html
    Xây dựng Nhà nước tự chủ, kinh tế tự cường và hội nhập quốc tế đưa đất nước 'hóa rồng' theo di sản Hồ Chí Minh

    Xây dựng Nhà nước tự chủ, kinh tế tự cường và hội nhập quốc tế đưa đất nước 'hóa rồng' theo di sản Hồ Chí Minh

    Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã làm thay đổi vận mệnh dân tộc Việt Nam, từ thân phận nô lệ thành một quốc gia độc lập, tự do, góp phần khẳng định giá trị của độc lập, tự chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội, phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của loài người. Những cống hiến vĩ đại của Người về xây dựng thiết chế nhà nước tự chủ, về thể chế kinh tế tự cường và thúc đẩy hội nhập phát triển vì một Việt Nam giàu đẹp, làm cho di sản của Người ngày càng lan tỏa mạnh mẽ và trở thành những giá trị bền vững soi sáng công cuộc đổi mới hiện nay.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Xây dựng Nhà nước tự chủ, kinh tế tự cường và hội nhập quốc tế đưa đất nước 'hóa rồng' theo di sản Hồ Chí Minh

    Xây dựng Nhà nước tự chủ, kinh tế tự cường và hội nhập quốc tế đưa đất nước 'hóa rồng' theo di sản Hồ Chí Minh

    Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã làm thay đổi vận mệnh dân tộc Việt Nam, từ thân phận nô lệ thành một quốc gia độc lập, tự do, góp phần khẳng định giá trị của độc lập, tự chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội, phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của loài người. Những cống hiến vĩ đại của Người về xây dựng thiết chế nhà nước tự chủ, về thể chế kinh tế tự cường và thúc đẩy hội nhập phát triển vì một Việt Nam giàu đẹp, làm cho di sản của Người ngày càng lan tỏa mạnh mẽ và trở thành những giá trị bền vững soi sáng công cuộc đổi mới hiện nay.

    Đêm nhạc Trịnh Công Sơn: Hoian d’Or - Nối miền di sản

    Đêm nhạc Trịnh Công Sơn: Hoian d’Or - Nối miền di sản

    Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Năm Du lịch quốc gia 2022 với chủ đề "Quảng Nam - Điểm đến du lịch xanh", chương trình Đêm nhạc Trịnh Công Sơn: Hoian d’Or - Nối miền di sản sẽ diễn ra vào ngày 30/4/2022 tại dự án Hoian d’Or.