VTC News cho biết, tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) vừa công bố bảng xếp hạng đại học châu Á năm 2025. Việt Nam có 17 trường trong danh sách, tăng hai trường so với lần xếp hạng trước. Hai trường mới này gọi tên Đại học Mở TP.HCM và Đại học Vinh.
Trong top 200, trường Đại học Duy Tân có vị trí cao nhất, hạng 127 trong số các trường ở nước ta được xếp hạng. Tiếp đến là Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia TP.HCM, lần lượt hạng 161 và 184. Trường Đại học Tôn Đức Thắng ở vị trí thứ tư, hạng 199.
Trong nhóm 300-500 có trường Đại học Nguyễn Tất Thành (hạng 333), Đại học Huế (hạng 348), Đại học Kinh tế TP.HCM (hạng 369), Đại học Bách khoa Hà Nội (hạng 388). Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM và Đại học Đà Nẵng cùng được xếp hạng 421-430.
Thứ hạng của các đại học Việt Nam trên bảng xếp hạng đại học châu Á năm 2025 cụ thể như sau:
Xếp hạng đại học châu Á 2025 có sự góp mặt của 984 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu đến từ 29 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ấn Độ là quốc gia có nhiều trường nằm trong bảng xếp hạng nhất với 193 trường đại học, tiếp theo là Trung Quốc đại lục (135 trường) và Nhật Bản (115 trường).
Đại học Bắc Kinh vẫn giữ vị trí đầu bảng. Tiếp đến lần lượt là Đại học Hong Kong, Đại học Quốc gia Singapore và Đại học Công nghệ Nanyang.
Trong top 10, Trung Quốc đại lục dẫn đầu khi có 4 trường lọt top, gồm Đại học Kinh Bắc, Đại học Phúc Đán (xếp thứ 5), Đại học Thanh Hoa (xếp thứ 7), Đại học Chiết Giang (xếp thứ 8).
Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) có 3 trường lọt vào top 10, gồm Đại học Hong Kong, Đại học Trung Văn Hong Kong (xếp thứ 6), Đại học Thành phố Hong Kong (xếp thứ 10).
Theo Tạp trí Tri thức, xuất hiện từ năm 2009, xếp hạng đại học châu Á của QS sử dụng phương pháp đánh giá tương tự xếp hạng đại học thế giới. Tuy nhiên, một số yếu tố và trọng số được điều chỉnh để phù hợp với khu vực.
11 tiêu chí đánh giá được QS sử dụng cho xếp hạng đại học châu Á bao gồm: Danh tiếng học thuật; danh tiếng với nhà tuyển dụng; tỷ lệ giảng viên/sinh viên; mạng lưới nghiên cứu quốc tế; số lượng trích dẫn bài báo; tỷ lệ trích dẫn bài báo/giảng viên; số lượng giảng viên có bằng tiến sĩ; tỷ lệ giảng viên quốc tế; tỷ lệ sinh viên quốc tế; tỷ lệ sinh viên trao đổi trong nước; tỷ lệ sinh viên trao đổi nước ngoài.
Trong 9 tiêu chí được đưa ra để đánh giá, danh tiếng học thuật chiếm trọng số lớn nhất (30%), sau đó là số trích dẫn (20%). Các tiêu chí còn lại là uy tín của trường, tỷ lệ giảng viên/sinh viên, tính quốc tế, mạng lưới nghiên cứu quốc tế, kết quả việc làm và tính bền vững, chiếm khoảng 5-15%.