+Aa-
    Zalo

    Viện Kinh tế và Hòa bình: Thế giới ngày nay bớt bình yên hơn 10 năm trước

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Viện Kinh tế và Hòa bình (IEP) đánh giá rằng bạo lực ở Trung Đông và châu Phi đã gia tăng hơn rất nhiều so với 10 năm trước, gây ảnh hưởng đến nền hòa bình toàn cầu.

    Viện Kinh tế và Hòa bình (IEP) đánh giá rằng bạo lực ở Trung Đông và châu Phi đã gia tăng hơn rất nhiều so với 10 năm trước, gây ảnh hưởng đến nền hòa bình toàn cầu.

    IEP cũng cảnh báo rằng xung đột trên toàn thế giới đang làm tốn kém hàng nghìn tỉ USD, tác động xấu đến nền kinh tế toàn cầu. Sau khi phân tích dữ liệu từ các viện nghiên cứu, trường đại học và chính phủ, IEP ước tính năm 2017, bạo lực khiến nền kinh tế thiệt hại 14,8 nghìn tỷ USD, tương đương với gần 2.000 USD mỗi người.

    Nhận xét về cuộc khủng hoảng, ông Steve Killelea, chủ tịch Viện Kinh tế và Hòa Bình (IEP) có trụ sở tại Australia, nói: "Hòa bình thế giới đi xuống dần trong 10 năm trở lại. Nguyên do cho sự sụt giảm này nằm ở xung đột Trung Đông và Bắc Phi ảnh hưởng lan tới nhiều khu vực khác”.

    Bạo lực ở Trung Đông và châu Phi leo thang. Ảnh: Express

    Ông Killelea cũng cảnh báo rằng việc gia tăng bạo lực dễ dàng hơn nhiều so với việc thiết lập một nền hòa bình. “Thách thức được đưa ra trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khó xây dựng hòa bình hơn là phá hủy nó. Điều này phần nào giải thích tại sao các quốc gia ở có chỉ số thấp nhất vẫn bị mắc kẹt trong những cuộc xung đột kéo dài”, người đứng đầu của IEP giải thích.

    "Các cuộc xung đột đang diễn ra như ở Syria, Yemen, Libya và Afghanistan trong thập kỷ qua, đã góp phần làm tăng đáng kể số người chết trên chiến trường, tăng dân tị nạn và lực lượng khủng bố", ông Killelea cho biết thêm.

    Nghiên cứu cũng lưu ý rằng phúc lợi kinh tế của các quốc gia được liên kết chặt chẽ với mức độ hòa bình của họ. Báo cáo Chỉ số Hòa bình Toàn cầu của IEP đề xuất các quốc gia ít yên bình nhất thế giới bao gồm Syria, Nam Sudan và Iraq.

    Chiến tranh gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Ảnh: Express

    Bình luận về mối liên hệ giữa hòa bình và thịnh vượng kinh tế, ông Killelea nói: "Những lợi ích kinh tế dài hạn từ dòng chảy hòa bình được đặc biệt quan tâm trong báo cáo năm nay. Các nước có mức hòa bình cao nhất tăng trung bình thêm 2 điểm phần trăm về tốc độ tăng trưởng GDP của họ trong 60 năm qua so với các nước ít hòa bình nhất”.

    “Nếu chúng ta xem xét các lợi ích kinh tế của nền hòa bình trong thập kỷ qua, những nước có chỉ số hòa bình cải thiện có tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn gần 7 lần so với các quốc gia mà chỉ số này giảm. Đây là những con số thực sự đáng chú ý và nhấn mạnh lợi ích kinh tế của hòa bình”, ông Killelea cho biết thêm.

    Trong khi Trung Đông và Bắc Phi được xếp hạng là khu vực hỗn loạn nhất trên thế giới, châu Âu được xếp hạng là hòa bình nhất. Tuy nhiên, ông Killelea cũng cảnh báo hòa bình đã suy giảm ở châu Âu nói chung. "Đây chủ yếu là kết quả của việc gia tăng căng thẳng chính trị và làm suy giảm mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia".

    Châu Âu đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng di cư kể từ năm 2015, sau các cuộc chiến tranh ở Libya và Syria khiến số người tị nạn từ châu Phi và Trung Đông tăng hơn 1 triệu người.

    PHƯƠNG PHƯƠNG(Theo Express)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vien-kinh-te-va-hoa-binh-the-gioi-ngay-nay-bot-binh-yen-hon-10-nam-truoc-a232204.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan