+Aa-
    Zalo

    Viên chức cần nắm rõ những quy định mới này từ ngày 1/7

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Từ 1/7, Luật sửa đổi bổ sung Luật Viên chức chính thức có hiệu lực kéo theo có nhiều thay đổi lớn liên quan đến tiền lương, việc làm của viên chức.

    Từ 1/7, Luật sửa đổi bổ sung Luật Viên chức chính thức có hiệu lực kéo theo có nhiều thay đổi lớn liên quan đến tiền lương, việc làm của viên chức.


    Không tăng lương cơ sở từ 1/7. Ảnh minh họa 

    Chỉ còn 3 trường hợp viên chức có biên chế suốt đời

    Theo quy định của Luật viên chức 2010 thì sau khi viên chức đã thực hiện xong hợp đồng xác định thời hạn và tiếp tục ký hợp đồng sẽ được ký hợp đồng không xác định thời hạn (thường gọi là biên chế suốt đời).

    Từ 1/7/2020: Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn chỉ còn được áp dụng với 03 trường hợp sau:

    Viên chức được tuyển dụng trước ngày 1/7/2020;

    Cán bộ, công chức chuyển thành viên chức;

    Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

    Không được tăng lương cơ sở

    Ngày 19/6/2020, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV. Trong đó, nổi bật là nội dung:

    Quốc hội đồng ý chưa điều chỉnh mức lương cơ sở với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 1/7/2020

    Theo đó, Quốc hội đã đồng ý với đề nghị của Chính phủ về việc chưa điều chỉnh tăng lương cơ sở theo tinh thần của Nghị quyết 86/2019/QH14 nhằm chung tay chia sẻ những khó khăn của người dân trên cả nước vì ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 trong những tháng đầu năm 2020.

    Đây cũng là tinh thần của Bộ Chính trị nêu tại Kết luận số 77-KL/TW về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

    Như vậy, chính thức từ 1/7/2020, mức lương cơ sở của giáo viên sẽ không thay đổi, vẫn được giữ nguyên là 1,49 triệu đồng/tháng.

    Tại Nghị quyết này, Quốc hội cũng giao Chính phủ căn cứ vào tình hình thực tế để chủ động báo cáo về thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở.

    Nới lỏng điều kiện xem xét viên chức nghỉ hưu

    Theo Luật viên chức 2010 hiện hành quy định sẽ không giải quyết nghỉ hưu cho viên chức đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì từ 1/7/2020, Luật mới đã loại bỏ nội dung "không giải quyết nghỉ hưu" ra khỏi điều luật.

    Khi viên chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo vẫn có thể được bổ nhiệm lại nhưng không được bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng. Trong khi, hiện nay đang quy định "không bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng.

    Như vậy, khi đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, viên chức vẫn được xem xét giải quyết nghỉ hưu và trong thời hạn 12 tháng vẫn có thể được bổ nhiệm lại hoặc bố trí chức vụ thấp hơn.

    Đánh giá viên chức thông qua công việc, sản phẩm cụ thể

    Điều 41 Luật Viên chức 2010 nêu rõ, việc đánh giá viên chức chỉ được xem xét ở kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết; thái độ phục vụ nhân dân…

    Từ 1/7/2020, một trong những nội dung đánh giá công chức đó là đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phải gắn với vị trí việc làm, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể.

    Thủy Tiên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vien-chuc-can-nam-ro-nhung-quy-dinh-moi-nay-tu-ngay-17-a328729.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan