Quả tên lửa được thả từ giá treo của máy bay Nga nhắm trúng một tòa nhà của phiến quân khiến nó nổ tung và khói bụi bốc lên thành cột.
[presscloud]7498[/presscloud]
Hãng tin Muraselon của Syria hôm qua công bố video một tiêm kích bom Su-34 của Nga khai hỏa tên lửa diệt hạm Kh-35 tấn công lực lượng phiến quân Hồi giáo cực đoan ở quốc gia Trung Đông này, nhưng không tiết lộ vị trí và thời gian cụ thể.
Đặc trưng của các tên lửa hành trình chống hạm hiện đại là nó đều sử dụng đầu nổ giữ chậm, mục đích để thâm nhập qua lớp vỏ tàu, lọt vào khoang máy hay khoang nhiên liệu rồi mới nổ để gia tăng mức độ thiệt hại.
Tuy nhiên, trong pha tấn công mặt đất tại Syria cho thấy, tên lửa đã cực thông minh khi đầu đạn đã phát nổ nay khi tên lửa bắn trúng vào mục tiêu. Được biết, trước khi thông tin về vụ tấn công này được công khai, việc Su-34 mang theo Kh-35U từng xuất hiện cả ngoài khơi lẫn trên đất liền tại Syria đã khiến liên quân phương Tây chống khủng bố tại Syria bất an.
Bởi từ trước đến nay, hầu hết các máy bay chiến đấu của Nga tại Syria chỉ sử dụng các loại bom và tên lửa không-đối-đất để không kích các mục tiêu của IS trên đất liền. Việc Nga trang bị tên lửa chống hạm cho Su-34 còn khá bất thường khi các mục tiêu IS ở Syria hoàn toàn nằm trong vùng nội địa và lực lượng này cũng không sử dụng tàu chiến.
Khoảnh khắc Su-34 phóng Kh-35U. Ảnh cắt từ video |
Chính vì vậy đã xuất hiện đồn đoán rằng Su-34 mang Kh-35U có thể là cách thức răn đe bất kỳ mối đe dọa nào từ tàu chiến đến các hoạt động của Nga ở Syria. Và mọi chuyện chỉ có thể sáng tỏ phần nào khi Nga công bố hình ảnh pha diệt mục tiêu mặt đất cực chính xác của dòng tên lửa chống hạm này.
Phiên bản nâng cấp Kh-35U có tầm bắn 260 km và được trang bị hệ thống dẫn đường quán tính, định vị vệ tinh và radar chủ động để phát hiện mục tiêu.
Nga bắt đầu chiến dịch quân sự tại Syria vào cuối tháng 9/2015. Với sự hỗ trợ của lực lượng không quân Nga, quân đội Syria đã giải phóng phần lớn lãnh thổ khỏi các nhóm khủng bố trong vòng hai năm qua.
Dù rút một phần lực lượng khỏi Syria, Nga vẫn duy trì sự hiện diện lâu dài tại hai căn cứ là cảng Tartus và sân bay Hmeymim để thực hiện các sứ mệnh quốc tế trong tương lai.
NGUYỄN QUỲNH (T/h)