+Aa-
    Zalo

    Vì sao Trung Quốc bất ngờ “đổi giọng” trong vụ Hàn Quốc triển THAAD?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Bắc Kinh đã thay đổi giọng điệu trong những tháng gần đây, nỗ lực để thuyết phục trì Seoul hoãn việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD do Mỹ hậu thuẫn.

    (ĐSPL) - Bắc Kinh đã thay đổi giọng điệu trong những tháng gần đây, nỗ lực để thuyết phục trì Seoul hoãn việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD do Mỹ hậu thuẫn.

    Các nhà phân tích nói rằng Trung Quốc có thể trông cậy vào sự thay đổi chính sách của chính phủ mới ở Hàn Quốc. Tuy nhiên, theo đánh giá chuyên môn, cơ hội về việc thay đổi thời gian triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) rất mong manh.

    Bắc Kinh đã rất tức giận vào đầu tháng 7/2016 khi Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đồng ý triển khai THAAD với lý do đề phòng tên lửa tấn công từ phía Triều Tiên. Trong khi đó, Trung Quốc coi THAAD là một mối đe dọa.

    Kể từ đó, các nỗ lực của Seoul nhằm đàm phán với các quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bị từ chối, một nhà ngoại giao Hàn Quốc nói với báo giới. Tuy nhiên, các nguồn tin cho biết thái độ của Bắc Kinh đã thay đổi sau khi chính quyền của Tổng thống Park bị rung chuyển bởi vụ bê bối tham nhũng liên quan đến người bạn thân Choi Soon-sil.

    Trung Quốc nỗ lực thuyết phục Hàn Quốc trì hoãn triển khai THAAD. Ảnh: National Interest

    "Các quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc hiện nay đã sẵn sàng để thảo luận về các vấn đề liên quan đến THAAD với chúng tôi", nguồn tin cho biết. "Họ từng rất khó khăn về vấn đề này, nhưng bây giờ họ nói với chúng tôi rằng họ hiểu mối quan tâm an ninh của Hàn Quốc về chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Mặc dù vậy họ vẫn hy vọng Hàn Quốc sẽ không triển khai THAAD quá nhanh".

    Nhà ngoại giao đã không đưa ra lý do cụ thể nào cho sự thay đổi, nhưng các nhà quan sát nói rằng Bắc Kinh có thể cố gắng để tranh thủ thời gian. Trung Quốc sẽ cố gắng kéo dài và kiên nhẫn chờ đợi sự thay đổi chính sách nếu một trong các bên đối lập của chính quyền hiện tại mà phản đối việc triển khai THAAD lên nhậm chức.

    "Ít nhất cũng vẫn có khả năng thay đổi, nhưng nếu việc triển khai hoàn thành thì không có gì có thể thay đổi", ông Sun Xingjie, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Cát Lâm cho biết.

    Moon Jae-in, một nhà lãnh đạo đối lập trước đây và bây giờ là một ứng viên trong cuộc đua Tổng thống, đã báo hiệu rằng ông sẽ suy nghĩ lại về quyết định triển khai. Ông Moon cũng nói rằng tất cả các bên nên chờ đợi cho đến khi chính quyền tiếp theo được hình thành.

    Tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng thực tế sẽ không hề dễ dàng đối với Bắc Kinh để thuyết phục Seoul từ bỏ THAAD.

    "Mặc dù việc triển khai THAAD là quyết định của Tổng thống, nhưng cũng được ủng hộ bởi rất nhiều người dân Hàn Quốc – những người tin rằng Triều Tiên là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh quốc gia của họ", ông Li Kaisheng từ học viện Thượng Hải Khoa học xã hội nói.

    Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đến thăm Hàn Quốc hôm 2-3/2 vừa qua, khẳng định Washington tiếp tục ủng hộ Seoul triển khai THAAD. Ảnh: Time

    Hôm 2/2, Mỹ và Hàn Quốc đã cam kết sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trong chuyến thăm của tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis.

    "Bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào Mỹ hoặc các đồng minh của chúng tôi sẽ bị đánh bại. Việc sử dụng vũ khí hạt nhân sẽ được đáp trả với một phản ứng hiệu quả và áp đảo", ông Mattis cảnh báo Bình Nhưỡng.

    Trong khi đó người đồng cấp Hàn Quốc, ông Han Min-koo cho biết chuyến thăm của ông Mattis đã “gửi một thông điệp rõ ràng về hỗ trợ mạnh mẽ của Mỹ và truyền đạt những lời cảnh báo mạnh nhất đến Triều Tiên", Reuters đưa tin.

    Tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lu Kang hôm 3/2 đã nhắc lại sự phản đối của Trung Quốc về việc triển khai THAAD. "Chúng tôi không tin rằng động thái này sẽ có lợi cho việc giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên hoặc giúp duy trì hòa bình và ổn định trên bán đảo".

    Lee Kyu-tae, một chuyên gia về địa chính trị tại Đại học Công giáo Kwandong của Hàn Quốc, cho biết hệ thống THAAD có thể là một con bài mặc cả của Washington và Seoul, ép Bắc Kinh gây áp lực với Bình Nhưỡng.

    "Đối với Hàn Quốc, các mối đe dọa bảo mật từ Triều Tiên vẫn còn tồn tại, trừ khi Trung Quốc bước ra một cách chủ động hơn để răn đe Triều Tiên về vấn đề hạt nhân”.

    Ông Lee cũng cho rằng với mối quan hệ quân sự sâu sắc giữa Washington và Hàn Quốc cùng mối đe dọa từ Triều Tiên, Seoul sẽ không dễ dàng đình chỉ việc triển khai THAAD cho dù ai là Tổng thống tiếp theo.

    Theo kế hoạch ban đầu, hệ thống THAAD sẽ được triển khai vào cuối năm 2017. Tuy nhiên, cả Washington và Seoul cho biết trước đó rằng họ muốn tăng tốc độ quá trình và kết thúc vào tháng 6.

    Trong khi đó, quá trình triển khai phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Lotte - một trong những tập đoàn lớn nhất của đất nước, sở hữu sân golf nằm trong khu vực Seongju nơi THAAD dự kiến được đặt. Hồi tháng 1/2017, Lotte thông báo rằng họ cần tổ chức một cuộc họp hội đồng quản trị vào giữa tháng 2 để bàn về những thỏa thuận với quân đội Hàn Quốc, theo Chosun Ilbo.

    Quyết định của Lotte được đưa ra sau khi cơ quan thuế và an toàn cháy nổ của Trung Quốc bất ngờ tiến hành kiểm các cửa hàng và cơ sở của Lotte tại Trung Quốc hồi cuối tháng 11/2016. Mặc dù vậy, Lotte sau đó vẫn nói rằng họ sẽ cố gắng tuân theo thỏa thuận với quân đội Hàn Quốc.

    (Theo SCMP)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-trung-quoc-bat-ngo-doi-giong-trong-vu-han-quoc-trien-thaad-a179861.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan