+Aa-
    Zalo

    Vì sao trùm phát xít Hitler, Mussolini từng suýt nhận giải Nobel Hòa bình?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Sputnik tiết lộ rằng có một sự thật rất ít được biết đến là Adolf Hitler thực sự đã từng được đề cử giải Nobel Hòa bình trước khi Thế chiến thứ II bùng nổ.

    Sputnik tiết lộ rằng có một sự thật rất ít được biết đến là Adolf Hitler thực sự đã từng được đề cử giải Nobel Hòa bình trước khi Thế chiến thứ II bùng nổ.

    Theo báo cáo của Ủy ban Nobel, có một quy tắc bảo mật thông tin suốt 50 năm sau về những người được đề cử giải Nobel. Tuy nhiên, một số ứng viên trong lịch sử đã được công bố rộng rãi và khiến công chúng “không thể tin được”.

    Đối với nhiều công dân trên toàn cầu, Adolf Hitler là được cho là nhà độc tài khét tiếng nhất lấy đi cuộc sống của hàng triệu con người trên Trái Đất.

    Năm 1938, Thủ tướng Anh Neville Chamberlain đã trở về với thỏa thuận Munich, làm trung gian cho các cường quốc lớn của châu Âu, trừ Liên bang Xô viết. Đức, Anh, Pháp và Ý về cơ bản đã cho phép Hitler gia nhập các khu vực của Tiệp Khắc, nơi có tiếng nói của người Đức, khu vực được gọi là Sudetenland. Điều bất ngờ là, lãnh đạo của Tiệp Khắc lại không được mời tham dự hội nghị.

    Chamberlain tin rằng một cuộc chiến tranh lớn hơn đã được ngăn chặn và do đó,  ông tự hào phát âm những lời có cánh: "Tôi tin rằng đó là hòa bình cho thời đại của chúng ta". Sau đó, thậm chí Chamberlain còn được một số người đề cử giải Nobel Hòa bình năm 1939.

    Trùm phát xít Hitler từng được đề cử giải Nobel Hòa bình. Ảnh: SPutnik

    Những lời khen ngợi sau đó đã gây ra nhiều phản ứng. Năm 1939, Hitler được nghị sĩ Thụy Điển E.G.C. Brandt đề cử. Brandt làm vậy để chống lại việc Thủ tướng Anh Neville Chamberlain được nhiều nghị sĩ Thụy Điển đề cử. Bản thân Brandt không ưa Chamberlain và dĩ nhiên không chấp nhận sự đề cử này. Vì thế ông đã đề cử người "ngang cấp" với Chamberlain là Adolf Hitler.

    "Nếu thế giới khen ngợi Chamberlain vì yêu cầu Adolf Hitler không bắt đầu chiến tranh, thì giải thưởng cũng có thể được trao cho chính Hitler vì không bắt đầu chiến tranh", Gustav Källstrand, nhân viên tại Bảo tàng Nobel, giải thích cho nhật báo Hufvudstadsbladet của Phần Lan.

    Mặc dù đề cử đã bị thu hồi, nhưng sự việc không được xóa vĩnh viễn khỏi lịch sử thế giới.

    Một ứng viên khác nữa là đồng minh của Hitler – “người anh em” Benito Mussolini, người được đề cử vào năm 1935, cùng năm khi nhà độc tài phát xít của Ý xâm lược Ethiopia. Điều đáng chú ý là Mussolini không chỉ nhận được một thư giới thiệu mà là 2 lá thư từ những giáo sư đáng kính ở Đức và Pháp.

    Theo Gustav Källstrand, tuy nhiên, không có gì đáng ngạc nhiên khi có một số đề cử đặc biệt trong nhiều năm.

    "Trong các giải thưởng khác, người ta được yêu cầu đóng góp đề cử, nhưng không được thực hiện một cách bừa bãi, thay vào đó, lời mời được gửi đến các nhà nghiên cứu cá nhân, các trường đại học, học viện khoa học và những thứ tương tự. Trong trường hợp giải Nobel Hòa bình, đó là một quá trình mở", Källstrand lập luận.

    Đối với giải Hòa bình, các nghị sĩ trên khắp thế giới, những người đoạt giải trước đây và các nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp được đề cử một cách tự do. Källstrand cho biết: "Để được đề cử giải thưởng Vật lý, một chuyên gia nên chọn một chuyên gia nhưng trong trường hợp giải Hòa bình, một đề cử thực sự có ý nghĩa gì đó, bởi vì số lượng ứng viên rất cao”.

    Có lẽ trớ trêu thay, thậm chí đối thủ cạnh tranh của Hitler là Joseph Stalin đã được chỉ định, không phải là 1 lần mà tận 2 lần, vì những nỗ lực của ông Stalin trong việc kết thúc Thế chiến thứ II. Đề cử đầu tiên của ông là vào năm 1945, bởi nhà sử học Na Uy và cựu Bộ trưởng Ngoại giao Halvdan Koht và 3 năm sau đó, giáo sư người Séc Wladislav Rieger tiếp tục đề cử giúp Stalin thực sự nhận giải Nobel.

    Người chiến thắng giải Nobel Hòa bình năm 2017 sẽ được công bố tại Oslo vào ngày hôm qua (6/10), được lựa chọn bởi một ủy ban được Quốc hội Na Uy bổ nhiệm. Có tổng số 318 ứng viên, bao gồm cả Tổng thống Mỹ Donald Trump.

    (Theo Sputnik)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-trum-phat-xit-hitler-mussolini-tung-suyt-nhan-giai-nobel-hoa-binh-a204334.html
    Sự kiện: Thế giới 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan