(ĐSPL) - Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết, mặt khác dù đã cố gắng làm nhà ga T2 ở sân bay Tân Sơn Nhất nhưng với lượng khách 26 triệu là hết sức quá tải.
Tin tức báo Tri thức trực tuyến đang tải, sáng 24/10, tại buổi tọa đàm trực tuyến về chất lượng dịch vụ hàng không do báo Giao thông tổ chức, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) - Nguyễn Nhật nói, những năm gần đây, do tốc độ phát triển kinh tế Việt Nam nói riêng, thế giới và sự hội nhập kinh tế quốc tế nói chung tăng cao nên lưu lượng khách tham gia giao thông bằng đường hàng không ngừng tăng.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết, với lượng khách 26 triệu/năm, Tân Sơn Nhất đã hết sức quá tải. |
Cả lượng khách lẫn hàng hoá qua đường hàng không tại Việt Nam mấy năm qua đều tăng hai con số.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật cho biết, lượt khách tới Tân Sơn Nhất hiện nay đã hơn 25 triệu. Con số này vượt quy hoạch nên dẫn đến quá tải.
Sáng 24/10, tại buổi tọa đàm trực tuyến về chất lượng dịch vụ hàng không do báo Giao thông tổ chức, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) - Nguyễn Nhật nói, những năm gần đây, do tốc độ phát triển kinh tế Việt Nam nói riêng, thế giới và sự hội nhập kinh tế quốc tế nói chung tăng cao nên lưu lượng khách tham gia giao thông bằng đường hàng không ngừng tăng.
Cả lượng khách lẫn hàng hoá qua đường hàng không tại Việt Nam mấy năm qua đều tăng hai con số.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết, Mặt khác dù đã cố gắng làm nhà ga T2 ở sân bay Tân Sơn Nhất nhưng với lượng khách 26 triệu là hết sức quá tải.
"Riêng tại càng hàng không Tân Sơn Nhất, theo quy hoạch phê duyệt tới năm 2020 sẽ đáp ứng 25 triệu lượt hành khách. Tuy nhiên, chỉ tới tháng 10/2015 lượng khách đến đã là gần 25 triệu, vượt quy hoạch", ông Trường nói.
Lý giải việc trên, vị Thứ trưởng cho rằng, Tân Sơn Nhất không thể mở rộng được do quỹ đất không có.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Nhật cũng thẳng thắn thừa nhận ở các lĩnh vực phi hàng không ở một số cảng hàng không vẫn chưa được đánh giá tốt. Ông nói, ở một số lĩnh vực có thể cố gắng được nhưng chưa làm tốt như vệ sinh, dịch vụ nhà hàng, thái độ phục vụ, vấn đề thông tin như wifi.
Cục trưởng Cục Hàng không Lại Xuân Thanh lưu ý, nếu các cảng hàng không quốc tế nâng cao chất lượng phục vụ sẽ chịu sức ép rất lớn về cạnh tranh điểm đến với các Cảng hàng không quốc tế khác như Changi (Singapore), Bangkok (Thái Lan)...
Hành khách tại Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh). Ảnh: An Hiếu – TTXVN |
Ông Đặng Tuấn Tú - Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết, hiện, khó khăn về hạ tầng diễn ra cả trong và ngoài cảng hàng.
Trước đó, báo Tuổi trẻ thông tin, mới đây, trang web The Guide to Sleeping in Airports đã xếp sân bay Tân Sơn Nhất vào Top tệ thứ 4 ở châu Á, bởi những lý do: Hạ tầng xuống cấp, công tác vệ sinh không đảm bảo, dịch vụ ăn uống đắt đỏ; đặc biệt là hành khách tố cáo họ phải hối lộ nhân viên hải quan để được làm thủ tục nhanh hơn...
Điều đáng nói, năm ngoái, sân bay này cũng bị liệt vào danh sách tệ nhất cũng do website trên bình chọn. Không nên đặt vấn đề, thông tin của website The Guide to Sleeping in Airports là thiếu khách quan, phiến diện, mà cần phải nhìn nhận, những mặt yếu kém, cần phải rút kinh nghiệm, sửa đổi. Khó phủ nhận, dịch vụ ở một số sân bay trong nước hiện nay (trong đó có sân bay Tân Sơn Nhất) vẫn mang nặng sự độc quyền, quyền lợi của hành khách bị xem nhẹ, thậm chí hành khách phải chịu thiệt hại khi đi máy bay, mà lỗi không phải ở họ (bị hoãn chuyến, chậm giờ bay, mất cắp hành lý, thái độ phục vụ thiếu nhã nhặn của nhân viên hàng không...). Những biểu hiện như vậy, ít nhiều đã làm xấu đi hình ảnh của sân bay Tân Sơn Nhất, sâu xa hơn là làm mất đi thiện cảm của khách quốc tế đối với hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
Thực tế, thời gian gần đây, rất nhiều hành khách than phiền về quy trình làm thủ tục tại sân bay Tân Sơn Nhất còn nhiều bất cập, gây phiền hà cho hành khách. Như ở nhà ga quốc tế, hành khách phải xếp hàng rồng rắn qua 3 khâu thủ tục. Đầu tiên là phải trình thủ tục với công an cửa khẩu, rồi đưa hành lý lên máy soi chiếu của hải quan, sau đó là công đoạn lấy hành lý để kiểm tra an ninh. Rất nhiều hành khách cảm thấy bức xúc, vì phải xếp hàng lâu mà còn bị kiểm tra nhiều lần chỉ trong phạm vi hẹp.
Có người đặt câu hỏi, tại sao không gộp kiểm tra hải quan và an ninh vào một? Cũng không thể đổ lỗi cho sự quá tải mà ảnh hưởng chất lượng phục vụ hành khách của sân bay. Hiện nay, rất nhiều bộ, ngành, địa phương thực hiện “một cửa” trong khâu thủ tục hành chính nhằm bớt phiền hà cho dân. Lẽ nào, cách làm này lại không được áp dụng ở sân bay Tân Sơn Nhất cũng như các sân bay khác ở nước ta.
Thực tế, với hệ thống hạ tầng hiện nay của ngành hàng không, thì việc đạt 100\% số chuyến bay đúng giờ là không thể, nhưng với những điều kiện chủ quan mà khắc phục được để nâng cao khả năng phục vụ, giảm bớt phiền hà cho hành khách, thì hoàn toàn có thể.
Nói cách khác, có những nguyên nhân đang làm cản trở chất lượng phục vụ hành khách của ngành hàng không, như công tác điều hành bay thiếu khoa học, công tác kiểm tra an ninh, vận chuyển hành lý, đón trả khách tại cảng hàng không còn nhiều bất cập; buông lỏng việc kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống tại sân bay... hoàn toàn là nguyên nhân chủ quan và có thể khắc phục được, nếu ngành hàng không xác định rõ đó là trách nhiệm của mình, cầu thị và quyết tâm thực hiện.
PV(T/h)
[mecloud]vzYWeeHCID[/mecloud]