(ĐSPL) – Dù đưa ra nhiều tuyên bố về việc Mỹ sẽ tập trung phát triển kinh tế theo khẩu hiệu Make American great again, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã khiến nhiều nhà quan sát nghĩ, ông sẽ loại bỏ những “di sản” mà Tổng Thống Barack Obama đã dày công xây dựng, trong đó có chính sách xoay trục vào châu Á.
Song mới đây, cựu Thị trưởng thành phố New York Rudy Giuliani, người được “nhằm” tới vị trí Ngoại trưởng Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã đưa ra tín hiệu cho thấy, Mỹ tiếp tục tăng cường hiện diện quân sự ở Châu Á…
Cựu thị trưởng thành phố NewYork Rudy Giuliani, nguồn: internet |
The Australia đưa tin, cựu Thị trưởng thành phố New York Rudy Giuliani, cố vấn thân cận của Tổng thống đã tiết lộ: “Tổng thống Donald Trump sẽ mạnh mẽ tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Mỹ sẽ ưu tiên xây dựng một lực lượng quân sự khổng lồ để lật đổ tham vọng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương “. Ông Rudy Giuliani, được “nhắm” trở thành Ngoại trưởng Mỹ dưới thời Tổng Thống đắc cử, là một trong những cố vấn hỗ trợ đắc lực nhất trong quá trình chuyển giao quyền lực của chính quyền ông Trump.
“Mỹ sẽ tăng số lượng binh sỹ lên đến 550.000 quân thay vì 420.000 quân. Mỹ dự định nâng số lượng tàu hải quân lên đến 350 chiếc, thay vì còn 247 tàu chiến. Với 350 tàu, Trung Quốc không thể bắt kịp chúng tôi ở Thái Bình Dương. Với 247 tàu, chúng tôi không thể đối phó với một cuộc chiến tranh trên hai đại dương”, ông Guiliani phát biểu với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu tại Washington cuối tháng 11.
The Australia đưa ra bình luận, trong khi Biển Đông vẫn là một khu vực địa chính trị nóng bỏng trên thế giới, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã thận trọng đưa ra những bình luận về vấn đề này trong quá trình vận động tranh cử, dfu ông Trump luôn muốn tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại khu vực trên. Chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ tăng cường quân sự hơn dự kiến.
Chuyên gia nghiên cứu an ninh quốc tế tại đại học Macquarie (Australia), ông Adam Lockyer nhận định: “Với một loạt tuyên bố sẽ dè chừng Trung Quốc trong nhiệm kỳ của mình, nhiều khả năng Mỹ sẽ có sức mạnh quân sự nhiều hơn dưới thời ông Trump, phần lớn có khả năng tập trung ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Bởi Mỹ luôn coi Trung Quốc là một thách thức lớn”.
Trước đó, phát biểu trong chiến dịch tranh cử, ông Trump dự kiến sẽ rút lui khỏi khu vực tranh chấp tại biển Đông, chỉ ưu tiên các vấn đề trong nước. “Ông Trump tạo một viễn cảnh “cô lập” nước Mỹ khác với chính sách của bà Hillary Clinton hay ông Barack Obama. Song để tạo được uy tín nước Mỹ, ông Trump vẫn cần tập trung nhiều vào chính sách trong nước đồng thời Mỹ cần phải “phủ sóng” hiện diện của mình tại khu vực năng động”, tiến sỹ Lockyer nói thêm.
Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang suy thoái, chính quyền của ông Trump sẽ phải đối mặt với rào cản tài chính lớn nếu thực hiện chươngtrình quân sự đầy tham vọng này. “Sẽ là gánh nặng lớn cho Chính phủ mới nếu tập trung quá nhiều ngân sách cho quốc phòng, đây là một vấn đề gây bức xúc của cử tri Mỹ trong những năm qua. Chi tiêu quốc phòng của Mỹ đang ở mức thấp nhất trong lịch sử, đặc biệt kể từ sau cuộc chiến Afghanistan và Iraq”, chuyên gia an ninh Châu Á-Thái Bình Dương Jingdong Yuan thuộc trung tâm nghiên cứu An ninh Quốc tế đưa ra quan ngại. Để giải quyết vấn đề đó, ông Trump có thể làm việc với Quốc hội, hoặc cần phải tìm nguồn tiền để hỗ trợ chương trình quân sự của mình.
Chuyên gia an ninh Châu Á-Thái Bình Dương chỉ rõ, rất phi thực tế nếu cả Mỹ và Trung Quốc đều cắt giảm chi tiêu quốc phòng của họ. “Bắc Kinh và Washington có mối quan hệ rất phức tạp, trong khi Mỹ muốn duy trì cục diện, một thế giới tự do sau Chiến tranh Lạnh thì Trung Quốc lại muốn duy trì trật tự với Trung Quốc là trung tâm của Châu Á. Nếu cả hai đều theo đuổi những chính sách tiêu cực, xung đột sẽ có nguy cơ xảy ra và nó sẽ gây mất ổn định sâu sắc cho toàn cầu”, ông Yuan dự báo.
Trong một diễn biến liên quan, tiết lộ về chính sách đối ngoại của Mỹ thời gian tới, cựu Thị trưởng thành phố New York cho hay: “Tương lai tới nước Mỹ vẫn chịu tác động của cuộc chiến chống khủng bố, đặc biệt nguy cơ từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS. Mỹ cần nghiêm túc trước mối đe dọa này. Cùng với đó, trong quan hệ với Nga, Moscow không phải là mối đe dọa quân sự, chính quyền ông Trump sẽ tìm cách hơp tác nhiều hơn với Nga trong lĩnh vực thương mại”.
Ðiều II, Khoản 2, Hiến pháp hợp chủng quốc Hoa Kỳ Tổng thống sẽ là Tổng tư lệnh các lực lượng lục quân và hải quân Hoa Kỳ và của lực lượng dự bị ở một số bang. Khi bắt ñầu thực sự bắt tay vào công, Tổng thống có thể yêu cầu các quan chức phụ trách các cơ quan hành pháp ñề xuất ý kiến bằng văn bản về bất cứ vấn ñề nào liên quan tới nhiệm vụ của những cơ quan ñó. Tổng thống có quyền hủy bỏ bản án hoặc ân xá ñối với những hành vi chống lại Hoa Kỳ, trừ những trường hợp xét xử các vụ trọng tội Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được dịch từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo. Link nguồn: https://www.whitehouse.gov/1600/constitution |
P.A