+Aa-
    Zalo

    Vì sao ngày càng nhiều trẻ bị máu trắng? 4 lý do gây họa cha mẹ cần lưu ý

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Các dữ liệu nghiên cứu cho thấy trẻ em thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh máu trắng và nguyên nhân gây họa có thể đến từ những thứ gần gũi trong cuộc sống.

    Năm 2012, khi con trai Khánh Khánh được chẩn đoán mắc bệnh máu trắng, Lý Kỳ đã vô cùng hoảng sợ. Bác sĩ nói với anh rằng cần 1 triệu NST (hơn 3,5 tỷ đồng) để chữa trị.

    Khi đó, vợ chồng anh chỉ là công nhân bình thường ở thành phố Tây An (tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc), thu nhập chỉ vài nghìn NDT một tháng, sổ tiết kiệm cũng chỉ có 30.000 NDT (hơn 100 triệu đồng), sau khi xin thêm tiền hưu trí của ông bà hai bên, vợ chồng Lý Kỳ cũng tích góp được hơn 100.000 NDT (hơn 350 triệu đồng) và bắt đầu điều trị bệnh cho con trai.

    Sau 8 lần hóa trị, tình trạng của Khánh Khánh đã cải thiện. Đáng tiếc là sau mấy năm trôi qua rồi, đến năm năm 2018, bệnh máu trắng của Khánh Khánh lại tái phát, đây vẫn là loại lymphoid M2 cấp tính và chỉ có thể ghép tủy để cứu sống.

    Lần này, vợ chồng Lý Kỳ lại bắt đầu vay mượn tiền, thậm chí bán nhà để có tiền cứu con.

    Dựa vào nguồn tài trợ của người thân, bạn bè và sự đóng góp của xã hội, vợ chồng Lý Kỳ đã đưa con đi điều trị ở một bệnh viện chuyên khoa ở Bắc Kinh. Thời gian điều trị còn rất dài, để có tiền chăm sóc con và bám trụ ở thủ đô, Lý Kỳ đã chọn cách trở thành một người lái xe ôm gần đó.

    Lý Kỳ chia sẻ, ga tàu điện ngầm gần nhất đến bệnh viện này có hơn 100 người lái xe ôm, trong đó 24 người có trải nghiệm tương tự với anh và họ đều có con cái bị máu trắng trong gia đình.

    Các dữ liệu nghiên cứu cho thấy trẻ em thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh máu trắng. Tại Trung Quốc, hàng năm có khoảng 15.000 trẻ em trở thành bệnh nhân máu trắng mới, trong đó có tới 75% là bệnh nhân máu trắng nguyên bào lympho cấp tính.

    vi sao ngay cang nhieu tre em mac benh mau trang 4 nguyen nhan gay hoa cha me can luu y 01
    Trẻ em thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh máu trắng cao. Ảnh minh họa

    Tại sao bệnh máu trắng lại nhắm vào các em nhỏ?

    Nhà cửa

    Sau khi ngôi nhà mới được xây dựng hay tu sửa, nếu nó không có thời gian đủ lâu để cho formaldehyde, benzen, radon và các khí độc hại khác do các vật liệu trang trí và đồ nội thất mới bay hơi hoàn toàn, thì ở trẻ em có cơ chế hệ miễn dịch chưa ổn định, sẽ dễ gây ra bệnh máu trắng.

    Một cuộc khảo sát cho thấy nếu bạn chuyển đến trong vòng nửa năm sau khi sửa-xây nhà mới, khả năng mắc bệnh máu trắng sẽ tăng hơn 4 lần.

    Tiến sĩ Tàng Án từ bệnh viện Nhi đồng Bắc Kinh cho biết, khoảng 90% trẻ em mắc bệnh máu trứng đến khám bệnh đều xây-sửa nhà cửa nội trong vòng 6 tháng.

    Văn phòng phẩm không đủ tiêu chuẩn

    Các loại văn phòng phẩm là dụng cụ học tập mà trẻ không thể thiếu. Tuy nhiên, nếu chất liệu của các loại văn phòng phẩm này không đạt tiêu chuẩn thì trẻ sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh máu trắng sau khi tiếp xúc lâu dài.

    Ví dụ, một số nhà sản xuất vô tâm đã thêm benzen làm dung môi để tiết kiệm chi phí và làm cho bút bi trong, mịn hơn.

    Tiếp xúc với bức xạ

    Bức xạ cũng liên quan mật thiết đến bệnh máu trắng. Sống lâu dài gần nhà máy điện hạt nhân, tiếp xúc với chất phóng xạ trong môi trường làm việc, hoặc tiếp xúc thường xuyên với các thiệt bị phóng xạ trong nhà như lò vi sóng, máy sấy tóc, tủ lạnh, tivi,... sẽ bị nhiễm bức xạ.

    Cần có biện pháp bảo vệ khi làm việc trong môi trường bức xạ. Giảm chế độ chờ, hạn chế sử dụng các thiết bị bức xạ trong phòng ngủ,... nếu không sẽ tích tụ phóng xạ và gây hại cho cơ thể.

    Gen di truyền

    Các nghiên cứu phát hiện, những người mắc hội chứng Down, ung thư và các bệnh di truyền khác có nguy cơ mắc bệnh máu trắng cao gấp khoảng 10 lần so với người bình thường.

    Vì vậy, những người mắc bệnh di truyền trong gia đình nên chủ động khám sức khỏe trước khi kết hôn và khi mang thai, đồng thời có các biện pháp phòng tránh kịp thời để giảm nguy cơ mắc bệnh máu trắng.

    Mắc bệnh máu trắng là đã tuyệt vọng?

    Sự thật đã chứng minh rằng mặc dù bệnh bạch cầu tương đối khó điều trị, nhưng nó không có nghĩa là không thể chữa khỏi. Trong những năm gần đây, với sự cải tiến của khoa học y tế, việc điều trị bệnh ung thư máu cũng có nhiều tiến bộ đáng kể.

    Từ tình hình chung, thời gian sống sót của bệnh nhân máu trắng đã được kéo dài đáng kể và một số chứng bệnh máu trắng thậm chí có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Như bệnh máu trắng nguyên bào cấp tính, sau khi điều trị tiêu chuẩn, 90% bệnh nhân có thể được chữa khỏi hoàn toàn.

    Bệnh máu trắng cấp dòng lympho thường gặp ở trẻ em, sau khi điều trị hóa chất thông thường, tỷ lệ khỏi bệnh đã đạt 80%. Ngoài ra, một số bệnh nhân ung thư máu được thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu, tỷ lệ chữa khỏi khoảng 50%-80%.

    Sau khi nhiều người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu, họ đã nghe tin đồn rằng họ có thể kéo dài sự sống thông qua một số bài thuốc dân gian và công thức bí mật không đáng tin cậy, hoặc tự bỏ cuộc, từ bỏ điều trị và mất cơ hội sống sót một cách đáng tiếc .

    Hiện nay, có hai phương pháp điều trị lâm sàng bệnh máu trắng: một là phương pháp thông thường, bao gồm hóa trị và cấy ghép tế bào gốc tạo máu. Hai là phương pháp điều trị mới, bao gồm công nghệ liệu pháp tế bào CAR-T, liệu pháp miễn dịch mới trong điều trị ung thư và thuốc ức chế BTK.

    Hoa Vũ (Theo Sina)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-ngay-cang-nhieu-tre-bi-mau-trang-4-ly-do-gay-hoa-cha-me-can-luu-y-a500536.html
    Sự kiện: Đời sống 24h
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan