+Aa-
    Zalo

    Vì sao dưa vẫn đổ về cửa khẩu Tân Thanh?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Mặc dù ách tắc triền miên ở Lạng Sơn, nhưng các thương lái miền Nam, miền Trung vẫn mang hàng nông sản (trong đó chủ yếu là dưa hấu) tới đây.

    Mặc dù ách tắc triền miên ở Lạng Sơn, nhưng các thương lái miền Nam, miền Trung vẫn mang hàng nông sản (trong đó chủ yếu là dưa hấu) tới đây. Họ chấp nhận rủi ro vì không còn con đường nào khác.

    Vì sao dưa vẫn đổ về cửa khẩu Tân Thanh?

    Lực lượng Biên phòng nỗ lực cho xe xuất khẩu nhanh chóng. Ảnh: Công Anh

    Chấp nhận rủi ro

    Ông Trần Văn Tường (31 tuổi), chủ dưa ở xã Nghĩa Điền, huyện Tứ Nghĩa, (Quảng Ngãi) chở dưa đến cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) cho biết: Chuyến này, gia đình ông có 7 xe, khoảng trên 30 tấn dưa xuất khẩu sang chợ Pò Chài (Khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc) giao bán cho thương gia nước bạn.

    Ông gặp cảnh ách tắc đã 5 ngày nay, dù sốt ruột, nhưng vẫn hy vọng sẽ nhanh chóng đến lượt thông quan. Ông nói, việc gặp khó ở cửa khẩu Lạng Sơn, các thương lái đều cập nhật từng phút, nhưng đứng trước của đống tiền, không nỡ bỏ đi.

    Theo ông Tường, ở quê ông, ai cũng trồng dưa. Đồng đất cát mịn rất hợp với dưa hấu nên khi được mùa, bạt ngàn quả. Dịp giữa tháng 3, đến kỳ dưa già, buộc phải thu hái, dù biết chuyện “tắc đường” ở Lạng Sơn. “Nếu không, đổ cho lợn, cho bò ăn cũng không hết”, ông Tường nói.

    Khi đề cập việc chuyển đổi thị trường tiêu thụ, hoặc trồng sang các loại cây trái khác, nhiều thương lái ở Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai cho phóng viên biết: Ngoài dưa hấu ra, họ không biết phải trồng cây gì cho hiệu quả, ngay cả cán bộ nông nghiệp huyện cũng không định hướng được cho bà con. 

    Còn bán ở thị trường trong nước, giá rẻ lại chẳng thấm vào đâu. Chỉ riêng số dưa do Trung Quốc loại bỏ, mang bán ở các tỉnh trong nước còn bị ế. 

    Các nhà buôn hoa quả tươi cũng tính đến việc xuất bán sang Lào, Campuchia nhưng không hiệu quả vì bên đó cũng có dưa hấu. Loại quả này, họ không ưa chuộng, nên bán chậm”, một chủ vườn hoa quả miền Nam cho biết.

    Chia sẻ khó khăn

    Từ khi xảy ra việc ùn tắc hàng nông sản ở biên giới, lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn có nhiều cuộc họp bàn, tìm cách tháo gỡ. Tỉnh nhanh chóng thành lập 2 đoàn công tác làm việc với tỉnh Bắc Giang, phối hợp tuyên truyền và điều tiết phương tiện giao thông chở hàng nông sản; làm việc với Ban quản lý Khu công nghiệp Nam Sơn (Trung Quốc), giải quyết cho xe chở hàng Việt Nam thông quan hàng sớm nhất, tạo điều kiện bến bãi, kéo dài thời gian làm việc đến 21 giờ.

    Chiều 30/3, phóng viên chứng kiến công việc khẩn trương của các lực lượng chức năng tại Tân Thanh. Trực tiếp chỉ huy tại cửa khẩu, thượng úy Đặng Văn Cao, Trạm trưởng Biên phòng, cho biết: “Trừ thời gian Hải quan nước bạn nghỉ ăn cơm, còn lại các xe được thông quan nhanh chóng. Hôm qua, có 308 xe đã qua được biên giới, hôm nay tiến độ thông quan có khá hơn”.

    Theo bà Nguyễn Lâm Giang, Trạm phó Kiểm dịch Thực vật cửa khẩu Tân Thanh, cán bộ nhân viên trong đơn vị triển khai nhanh chóng công việc, kiểm tra đơn giản hàng xuất, vì dưa hấu, thanh long là mặt hàng truyền thống của ta.

    Trên các tuyến Quốc lộ 1A, 4A có trên 300 cán bộ, chiến sỹ CSGT, cơ động thuộc công an tỉnh, công an các huyện: Văn Lãng, Cao Lộc, Chi Lăng, Hữu Lũng, TP Lạng Sơn phối hợp với thanh tra giao thông, dân quân tự vệ trên địa bàn làm nhiệm vụ phân tuyến, phân làn, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông.

    N.H(theo Tiền Phong)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/vi-sao-dua-van-do-ve-cua-khau-tan-thanh-a27571.html
    Chung tay xây dựng biên giới, cửa khẩu bình yên

    Chung tay xây dựng biên giới, cửa khẩu bình yên

    Thôn Cốc Phương, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương (Lào Cai) kết nghĩa với tổ Tam Bình Bá, thôn Long Bảo, thị trấn Nam Khê, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Lào Cai - Việt Nam kết nghĩa với Trạm Kiểm soát Biên phòng Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) là những đơn vị đầu tiên trên tuyến biên giới Việt - Trung tổ chức kết nghĩa. Đây là kết quả đến từ sự nỗ lực của hai bên nhằm chung tay xây dựng biên giới, cửa khẩu bình yên, phát triển.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Chung tay xây dựng biên giới, cửa khẩu bình yên

    Chung tay xây dựng biên giới, cửa khẩu bình yên

    Thôn Cốc Phương, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương (Lào Cai) kết nghĩa với tổ Tam Bình Bá, thôn Long Bảo, thị trấn Nam Khê, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Lào Cai - Việt Nam kết nghĩa với Trạm Kiểm soát Biên phòng Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) là những đơn vị đầu tiên trên tuyến biên giới Việt - Trung tổ chức kết nghĩa. Đây là kết quả đến từ sự nỗ lực của hai bên nhằm chung tay xây dựng biên giới, cửa khẩu bình yên, phát triển.